Công tác tuyển dụng và bố trí lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Trang 88)

a) Công tác tuyển dụng

 Thực trạng

Công tác tuyển dụng tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa được thực hiện theo “Quy chế tuyển dụng lao động của Tổng công ty Khánh Việt được ban hành kèm theo quyết định số 159/QĐ-HĐQT ngày 13/10/2010 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Khánh Việt”. “Quy chế tuyển dụng lao động của Tổng công ty Khánh Việt” gồm 6 chương, 20 điều. Phòng TCHC có trách nhiệm triển khai thực hiện và phổ biến quy chế đến từng người lao động để thực hiện tốt quy chế này.

a1) Mục đích và nguyên tắc tuyển dụng của Nhà máy

Mục đích: Việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại Nhà máy phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu lao động, kế hoạch sử dụng lao động hàng năm của Nhà máy.

Nguyên tắc: Tuyển dụng công khai và thực hiện đúng quy định của Bộ Luật lao động, các Quy chế, Quy định của Tổng công ty và của đơn vị.

a2) Nguồn tuyển dụng của Nhà máy

Hiện trạng nhân sự ổn định nên công tác tuyển dụng hầu như không diễn ra thường xuyên. Các nguồn tuyển dụng của Nhà máy:

- Nguồn nội bộ: những lao động trong Nhà máy là những người lao động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Nhà máy thường tiến hành tuyển dụng những vị trí thông qua nguồn nội bộ đó là cán bộ quản lý, thống kê phân xưởng, kế toán nhà ăn, thủ kho…

- Qua sự giới thiệu của CBCNV: lợi điểm đầu tiên là tiết kiệm chi phí tuyển mộ. Tiếp đến sự ưu ái cho người thân, người quen của CBCNV có việc làm cũng tạo sự phấn khởi, thúc đẩy động lực của CBCNV

- Nguồn bên ngoài:

 Tuyển từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Trường đại học Nha Trang, Trường Cao Đẳng nghề Nha Trang, Trường trung học kỹ thuật và nghiệp vụ Khánh Hòa, Đại học Công Nghiệp TPHCM,

Đại học Dân Lập Công Nghệ Sài Gòn, Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Trần Đại Nghĩa,…

 Tuyển bên ngoài thông qua thông báo tuyển dụng. Các thông tin tuyển dụng lao động của Nhà máy thường được đăng tuyển trên cổng thông tin điện tử Khatoco, như trên một số website như: khatoco.com, vietnamnet.vn, vietnamwork.com.. ngoài ra tùy thuộc vào vị trí nhân sự cụ thể có thể được đăng tuyển trên một hoặc một số các phương tiện truyền thông khác như: Báo Khánh Hòa, Báo Tuổi Trẻ, Đài phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa, trung tâm giới thiệu việc làm địa phương,…

a3) Quy trình tuyển dụng của Nhà máy:

Bước thực hiện Nội dung thực hiện

B1 Nhu cầu nhân sự

- Căn cứ việc được giao kế hoạch, nhiệm vụ hằng năm, đơn vị lập kế hoạch nhân sự, kế hoạch tuyển dụng trình Giám đốc Nhà máy.

- Do phát sinh sản xuất, kinh doanh, được điều động theo yêu cầu của Tổng công ty, lao động nghỉ việc… khiến nhân lực bị thiếu, đơn vị đề xuất nhu cầu lao động trình Giám đốc phê duyệt.

B2

Rà soát nhân sự và hồ sơ dự trữ

- P.TCHC rà soát nguồn nhân sự dự trữ hoặc hồ sơ ứng viên còn lưu, nếu:

 Có đủ nhân sự hoặc hồ sơ dự trữ đáp ứng thì tổ chức thi tuyển.  Không đủ để đáp ứng yêu cầu thì thông báo tuyển dụng.

B3

Thông báo tuyển dụng

- Thông báo công khai qua các phương tiện sau:  Khatoco.com, vietnamworks.com...

 Các phương tiện thông tin đại chúng của TW và địa phương  Sở lao động

 Các phương tiện khác (Theo phê duyệt của Lãnh đạo TCT)

- Thủ tục đăng thông báo tuyển dụng do phòng TCHC TCT và bộ phận công nghệ thông tin TCT đảm nhận.

B4

Nhận hồ sơ, sơ tuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- P.TCHC tiếp nhận hồ sơ ứng viên và sơ tuyển theo tiêu chuẩn tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp. Nếu ứng viên:

 Đạt thì tổ chức thi tuyển

 Không dạt thì thông báo kết quả cho ứng viên (thông báo bằng email hoặc thư qua đường bưu điện).

B5 Kiểm tra chuyên

- P.TCHC phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra chuyên môn ứng viên. P.TCHC hỗ trợ đề thi (nếu có đề thi của chức danh tương

môn ứng).

- Hình thức thi tuyển là thi viết hoặc thi thực hành. - Thời gian thi: tối thiểu là 45 phút.

- Chấm thi:

 Mỗi bài thi phải có 02 thành viên trong hội đồng tuyển dụng chấm, điểm bài thi là điểm trung bình cộng của các thành viên.

 Dùng thang điểm 10.

 Ứng viên không đạt, P.TCHC gửi thư thông báo cho ứng viên (thông báo bằng email hoặc thư qua đường bưu điện).

B6

Phỏng vấn trực tiếp

- Thời gian phỏng vấn tối thiểu là 10 phút cho từng lĩnh vực.

- Điểm phỏng vấn là điểm trung bình cộng các thành viên và tính điểm riêng cho từng lĩnh vực.

- Hội đồng phỏng vấn đánh giá ứng viên trên các phiếu phỏng vấn, chuyển phiếu phỏng vấn về P.TCHC để hoàn tất thủ tục tuyển dụng. Nếu ứng viên phỏng vấn:

 Đạt: P.TCHC thực hiện thủ tục trình tuyển.  Không đạt: thông báo kết quả cho ứng viên.

B7 Trình phê

duyệt

- P.TCHC kiểm tra và trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền phê duyệt tuyển dụng nhân sự cho đơn vị. Bước này có thể thông qua, nếu hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền đã phê duyệt tuyển dụng. Nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt:

 Thuận thì thông báo cho đơn vị và lập thủ tục tiếp nhận.  Không thuận thì phỏng vấn ứng viên khác thay thế.

B8

Tiếp nhận thử việc

- P.TCHC mời ứng viên nhận việc: ký hợp đồng thử việc, phổ biến nội quy, quy định của đơn vị, cung cấp các tài liệu có liên quan của Nhà máy và TCT cho nhân viên mới tìm hiểu…giới thiệu nhân viên mới đến đơn vị nhận việc.

- Các đơn vị có trách nhiệm bố trí và quản lý nhân sự thử việc .

B9

Đánh giá Tuyển dụng

- Trước khi hết hạn thử việc 05 ngày, Trưởng đơn vị đánh giá nhân sự thử việc và gửi kết quả về P.TCHC. Trường hợp quá hạn thử việc mà đơn vị không gởi bản đánh giá và nhân sự vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị, thì P.TCHC trình tuyển dụng chính thức nhân sự cho đơn vị theo quy định của Luật lao động.

- Căn cứ đánh giá và đề xuất của Trưởng đơn vị, nếu nhân viên mới được đánh giá:

 Đạt: P.TCHC lập quyết định tuyển dụng và ký HĐLĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không đạt: P.TCHC lập thông báo chấm dứt hợp HĐ thử việc.

B10 Báo cáo,

lưu hồ sơ

- Các dơn vị lưu trữ phiếu đề xuất tuyển dụng nhân sự của đơn vị. - P.TCHC báo cáo tổng hợp tuyển dụng và lưu hồ sơ tuyển dụng. a4) Tình hình tuyển dụng:

Sau khi xây dựng được báo cáo số lượng lao động ngoài định mức và nhu cầu nhân sự lãnh đạo Nhà máy xây dựng một tờ trình gửi lên Tổng công ty Khánh Việt về việc xin tuyển dụng thêm một số vị trí còn thiếu trong năm nay. Sau khi được TCT phê duyệt, lãnh đạo Nhà máy tiến hành việc tuyển dụng nhân sự theo đúng với quy trình được quy định của TCT.

Kết quả tuyển dụng của Nhà máy giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện qua những bảng sau:

Bảng 2.10 Báo cáo về số lượng nhân sự được tuyển trong năm 2011

Đơn vị: Người

Chức danh Nhu cầu Đã tuyển thực tế Tiếp tục tuyển

1. Nhân viên KCS 7 0 7

2. Nhân viên trực trạm điện 1 1 0

3. Nhân viên trực máy nén 2 1 1

4. Công nhân vận hành 14 14 0

5. Công nhân phụ trợ 25 22 3

6. Bốc xếp 15 13 2

Bảng 2.11. Tình hình tuyển dụng lao động của Nhà máy (2010 - 2012) ĐVT: Người So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 +/- % +/- % 1. Tổng số tuyển 42 64 51 22 52,38 - 13 -20,31 Nguồn tuyển dụng Nội bộ 8 13 11 5 62,5 -2 -15,38 Bên ngoài 34 51 40 17 50 -11 -21,57 Vị trí tuyển dụng Cán bộ quản lý 0 0 0 0 0,00 0 0,00

Công nhân sản xuất 39 59 48 20 51,28 -11 -18,64

Nhân viên văn phòng 3 5 3 2 66,67 -2 - 40

2. Số nhân viên nghỉ việc 14 26 22 12 85,71 - 4 -15,38

Có lý do 12 22 16 10 83,33 -6 -27,27

Không có lý do 2 4 6 2 100 2 50

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Năm 2011 Nhà máy tuyển 64 nhân viên mới, tăng 22 người so với năm 2010. Điều này là do Nhà máy đã trải qua 29 năm hình thành và phát triển, do vậy một số lượng lớn cán bộ công nhân viên gắn bó với Nhà máy từ ngày thành lập nay đã đến tuổi nghỉ hưu, do đó Nhà máy cần tuyển một lực lượng lao động để thay thế cho đội ngũ này. Mặc khác số lượng nhân viên mới tăng còn do Nhà máy mới thành lập thêm phòng cơ điện vào ngày 3/10/2011 nên tuyển nhân viên cho phòng này. Đến năm 2012, số lượng tuyển dụng mới là 51 người, giảm 13 người so với năm 2011 tương đương giảm 20,31%. Nguyên nhân là năm 2012 tình hình sản xuất của Nhà máy tương đối ổn định nên Nhà máy chủ yếu tuyển dụng ở vị trí công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Về nguồn tuyển dụng: Tuyển dụng từ nguồn nội bộ chiếm tỷ trọng ít hơn so với bên ngoài, và không có sự biến động nhiều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 trong tổng số 42 người được tuyển thì có 8 người từ nguồn nội bộ, năm 2011 số nhân viên tuyển từ nguồn nội bộ là 13 người và năm 2012 là 11 người. Nguyên nhân là do hầu hết số nhân viên tuyển mới đều là công nhân sản xuất, còn khối văn

phòng thì không có sự biến động đáng kể về nhân sự. Với vị trí trên thì nguồn cung cấp ứng viên chủ yếu là từ bên ngoài.

+ Về vị trí tuyển dụng: Như đã phân tích trên thì Nhà máy tuyển dụng chủ yếu là công nhân sản xuất còn nhân viên văn phòng thì nhu cầu tuyển dụng ít, cụ thể: số công nhân sản xuất được tuyển dụng qua các năm là 39 người, 59 người và 48 người; số nhân viên văn phòng được tuyển dụng qua 3 năm là 3 người, 5 người và 3 người.

+ Về lao động nghỉ việc: có thể thấy số lao động nghỉ việc năm 2011 là 26 người tăng 12 người so với năm 2010 và đến năm 2012 thì giảm xuống còn 22 người. Trong đó lao động nghỉ việc có lý do nhiều hơn lao động nghỉ việc không có lý do. Lý do người lao động nghỉ việc thường là do hoàn cảnh gia đình riêng, áp lực công việc,…

Vào quý IV hàng năm Nhà máy tiến hành xác định số lượng nhân sự sau định mức và nhu cầu nhân sự cho năm tiếp theo.

Bảng 2.12 Báo cáo số lượng nhân sự sau định mức của Nhà máy năm 2012 Đơn vị: người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lao động thừa Lao động nghỉ hưu, nghỉ việc, sức khỏe kém Đơn vị LĐPT nghề Tổng 2012 2013 Sức khỏe kém Tổng Thừa, thiếu Ghi chú PX1 17 2 19 4 6 - 10 9 Phụ trợ PX2 18 - 18 - 14 2 16 2 Phụ trợ PX3 2 - 12 4 6 3 13 -1 PX4 3 - 3 - 3 - 3 0 Phụ trợ Nhà ăn 3 - - - 3 - 3 0 Tổng 53 2 55 8 32 5 45 10 Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính

Sau khi thực hiện định mức lao động, tổng số lao động dôi dư trong năm 2012 là 55 người, trong đó lao động chờ nghỉ hưu là 40 người, lao động có sức khỏe kém là 5 người. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2013, chủ yếu là đáp ứng lao động cho thiết bị đầu tư mới, công nghệ cao, Nhà máy cấn bổ sung lao động trẻ, có trình độ đúng tiêu chuẩn nghề.

Bảng 2.13 Nhu cầu nhân sự của Nhà máy trong năm 2013.

 Đánh giá

Ưu điểm:

- Công tác tuyển dụng của Nhà máy thực hiện theo “Quy chế tuyển dụng lao động của Tổng công ty Khánh Việt được ban hành kèm theo quyết định số 159/QĐ-HĐQT ngày 13/10/2010 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Khánh Việt”. Thông qua quy chế tuyển dụng công tác tuyển dụng của Nhà máy được thực hiện một cách minh bạch dân chủ, nghiêm túc và nhanh chóng.

- Sự phối hợp tham gia tích cực từ các đơn vị tham gia tuyển dụng. Trong công tác tuyển dụng tại Nhà máy hiện nay, cả bộ phận tuyển dụng và bộ phận đề xuất nhu cầu và các đơn vị liên quan đều thể hiện vai trò tham mưu, hỗ trợ khá nhịp nhàng. Sự đồng bộ thực hiện và phối hợp trên làm công tác tuyển dụng thêm hiệu quả. Phòng Tổ chức Hành chính thể hiện vai trò tham mưu kịp thời, chính xác công tác tuyển dụng và sau tuyển dụng.

Nhược điểm:

- Trong quá trình tuyển dụng, tuyển dụng đối với lao động làm công tác ở các phòng ban và lao động trực tiếp sản xuất nhưng chỉ dùng chung một quy trình tuyển dụng, dẫn đến việc tuyển dụng không đạt được hiệu quả cao, đối với những cán bộ ở các phòng ban có thể sẽ bỏ sót, có thể loại bỏ những nhân viên tốt hoặc sẽ

Điều chuyển nội bộ

Đơn vị Vị trí cần

tuyển Nhu cầu Từ nguồn dư sau ĐMLĐ Từ nguồn thời vụ tổ bốc xếp Tuyển dụng bên ngoài Thời gian tuyển dụng 33 9 11 13 -Vận hành 15 2 7 6 Quý I/2013 1. PX2 - Phụ trợ 18 7 4 7 2. Phòng công nghệ - KCS 6 0 0 6 3. Phòng cơ điện - Kỹ thuật cơ khí 1 1 0 0 Quý III/2013 Tổng 40 10 11 19

tuyển được những nhân viên không có tay nghề, trình độ hạn chế…hơn nữa đối với hồ sơ xin việc theo quy định có lợi cho ứng viên nhưng chưa thể hiện được những yêu cầu khác nhau của các đối tượng tuyển dụng khác nhau, do đó trong quá trình phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu thêm quá trình thăng tiến cũng như các khóa đào tạo đã diễn ra.

- Chính sách ưu tiên đối với con em CBCNV trong ngành đã gây khó khăn trong việc tuyển dụng được những lao động có năng lực, trình độ thực sự.

- Theo quy chế, tiêu chí tuyển dụng phải tốt nghiệp THPT đối với lao động phổ thông chưa phù hợp với một vài chức danh lao động hiện nay. Ở những vị trí giản đơn, nên chọn trình độ thấp, vừa tiết kiệm chi phí trả lương, vừa dễ dàng trong thu hút và tuyển chọn ứng viên. Hơn nữa, Nhà máy là một đơn vị sản xuất, nên quỹ thời gian tập trung cho công tác tuyển dụng không nhiều, trong khi mỗi đợt tuyển dụng thì số lượng ứng viên dự tuyển rất đông nên sẽ có nhiều sai sót trong quá trình tuyển dụng.

b) Bố trí người lao động

Công tác tuyển dụng nhân lực là rất quan trọng nhưng công tác bố trí và sử dựng lao động còn quan trọng hơn. Vì nếu tuyển được một lao động tốt mà không bố trí sử dụng hợp lý thì sẽ làm kìm hãm khả năng của người đó. Những người giỏi là những người có khả năng sử dụng người khác. Thấy được sự quan trọng của công tác bố trí và sử dụng lao động mà Nhà máy đã thực hiện khá chặt chẽ khâu này.

 Thực trạng

- Khi đăng thông báo tuyển dụng nguồn nhân lực Nhà máy luôn ghi rất rõ vị trí công tác cần tuyển dụng và những yêu cầu cần thiết phải có của người dự tuyển, trong quá trình tuyển chọn năng lực và khả năng của người lao động đã được hội đồng tuyển dụng kiểm chứng và xác nhận chính vì vậy mà việc bố trí lao động vào vị trí thích hợp với năng lực của họ càng chính xác hơn.

- Sau khi tuyển được nguồn lao động, Nhà máy sẽ tiến hành bố trí lao động được tuyển dụng vào các vị trí thích hợp, phù hợp với trình độ từng người và yêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Trang 88)