Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sử dụng lao động của Nhà máy có hiệu quả không. Căn cứ vào năng suất lao động bình quân năm, ta có thể thấy được một cán bộ nhân viên trong Nhà máy có thể tạo ra bao nhiêu giá trị.
Qua bảng trên ta nhận thấy:
+ Năm 2010, năng suất lao động bình quân đạt 681.861.985đ, tức là bình quân 1 năm cứ 1 người lao động tạo ra 681.861.985đ doanh thu.
+ Năm 2011 năng suất lao động bình quân đạt 650.038.471đ giảm 4,67% so với năm 2010 nguyên nhân là do trong năm 2010 doanh thu thuần và tổng số lao động đều giảm, cụ thể doanh thu thuần giảm 6,08% và số lao động giảm là 14 người so với năm 2010.
+ Năm 2012 năng suất lao động bình quân đạt 991.021.774đ tăng 52,46% so với năm 2011. Sở dĩ có sự tăng lên đáng kể như vậy là do tốc độ tăng doanh thu thuần của năm 2011 tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng lao động, cụ thể: Năm 2012 tốc độ tăng doanh thu là 54,09% trong khi đó tốc độ tăng lao động chỉ tăng 1,07%.
Thu nhập bình quân người lao động:
Thu nhập bình quân của người lao động, doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương và lợi nhuận trên 1 đồng chi phí tiền lương cũng là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong Nhà máy. Thu nhập có thể phản ánh được mức sống của người lao động. Thu nhập phụ thuộc vào quỹ tiền lương và thu nhập khác. Nếu quỹ lương cao thì người lao động có thu nhập cao, đời sống được cải thiện. Doanh thu và lợi nhuận trên 1 đồng chi phí càng cao thì chứng tỏ khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ mang về doanh thu và lợi nhuận càng cao chứng tỏ Nhà máy sử dụng lao động có hiệu quả.
Thu nhập bình quân người lao động đã có sự tăng lên qua 3 năm. Năm 2010 thu nhập bình quân người lao động là 64.254.342 đồng và tăng lên thành 65.321.649 đồng trong năm 2011 và 69.788.889 đồng vào năm 2012. Thu nhập bình quân tăng là do tốc độ tăng quỹ lương lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân, cụ thể: năm 2011 tốc độ tăng quỹ lương là 0,16% trong khi đó số lao động giảm 1,48%. Sang năm 2012 tốc độ tăng quỹ lương là 7,98% trong khi đó tốc độ tăng lao động chỉ 1,07%. Điều này cho thấy Nhà máy đã có sự quan tâm nhều hơn đến đời sống của người lao động.
Doanh thu bình quân trên 1 đồng chi phí tiền lương
+ Năm 2010, doanh thu bình quân trên 1 đồng chi phí tiền lương là 10,67 tức là bình quân cứ 1 đồng chi phí tiền lương thì Nhà máy thu được 10,67 đồng doanh thu. Con số này giảm xuống 9,95 đồng trong năm 2011 nguyên nhân là do doanh thu năm 2010 giảm trong khi tổng quỹ lương lại tăng.
+ Năm 2012, bình quân cứ 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra thì Nhà máy thu được 14,20 đồng doanh thu thuần, tăng so với năm 2011 là 42,71% . Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần trong năm 2012 là 54,09%, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng quỹ lương là 7,98%.
Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí tiền lương:
Chỉ tiêu này tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, cứ 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra Nhà máy thu được 0,53 đồng lợi nhuận. Sang đến năm 2011 thì con số này tăng lên 0,67 đồng tương ứng tăng 26,42%. Đến năm 2012 thì con số này tăng lên thành 0,79 tức cứ 1 đồng chi phí tiền lương bỏ ra Nhà máy thu được 0,79 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có sự tăng lên qua 3 năm và đều dương cho thấy hoạt động kinh doanh của Nhà máy có hiệu quả, một phần cũng do việc sử dụng lao động đã phát huy tốt.