nghiệp.
a) Năng suất lao động (W):
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động có ích của người lao động trong quá trình sản xuất được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động đã hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tính bằng giá trị:
Công thức phổ biến: W =
b)Thu nhập bình quân người lao độ (TNbq):
Thu nhập bình quân người lao động là giá trị của tổng các khoản mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động bao gồm tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương, và bảo hiểm xã hội trả thay lương. Công thức tính:
TNbq =
Thu nhập bình quân của người lao động phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như các hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng.
c) Doanh thu trên 1 đồng chi phí tiền lương
DT/1đ chi phí tiền lương =
Ý nghĩa: Trong một kỳ, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí tiền lương vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả chi phí tiền lương.
d)Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí tiền lương:
Tổng thu nhập Tổng số lao động bq trong kỳ Tổng doanh thu Tổng quỹ lương Tổng doanh thu Tổng số lao động
LN/1đ chi phí tiền lương =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu trên cho biết trong một kỳ, bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận.
1.2.5 Tóm tắt chương I
Chương thứ nhất của luận văn đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản về khái niệm, ý nghĩa, vai trò của nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học để khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Công tác quản trị nguồn nhân lực ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với từng cá nhân, cố gắng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên đồng thời tạo ra môi trường hoạt động năng động hơn và các yêu cầu cao hơn về nguồn nhân lực. Trong xu hướng chung của môi trường kinh tế cạnh tranh quyết liệt, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ và sự thành công của doanh nghiệp. Do đó quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén. Cũng chính vì vậy việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị nguồn nhân lực là rất quan trọng và cần thiết.
Tóm lại, Chương 1 trình bày rõ về công tác quản trị nguồn nhân lực và đặc biệt là các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. Đây là cơ sở để đánh giá phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực của Nhà máy và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
Lợi nhuận Tổng quỹ lương
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ KHATOCO KHÁNH HÒA.
2.1 Sơ lược về Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa.
2.1.1.1 Giới thiệu về Nhà máy
Tổng công ty Khánh Việt là doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con và Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa là một trong những công ty con của Tổng công ty Khánh Việt.
Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa nằm tại khu công nghiệp Bình Tân, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tên đơn vị: Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa
Tên giao dịch quốc tế : KHANHHOA KHATOCO CIGARETTE FACTORY
Nhà máy là một chi nhánh Tổng công ty Khánh Việt
Địa chỉ: Đường Trường Sơn - Khu công nghiệp Bình Tân - Phường Vĩnh Trường - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0583.881110 - 0583.881113
Fax: 0583.881112
Email: Nhà máytlkh@khatoco.com
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân là Xí nghiệp Thuốc lá Nha Trang (thuộc Công ty Chuyên doanh Thuốc lá Phú Khánh), thành lập ngày 22/6/1984 theo quyết định số 820/UB của UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa).
Qua 28 năm xây dựng và phát triển, từ một xí nghiệp sản xuất thủ công và lạc hậu, đến nay xí nghiệp đã phát triển thành Nhà máy hiện đại của tỉnh Khánh Hòa và cả miền Trung về ngành công nghiệp thuốc lá với quy mô ngày càng phát triển. Sau này được đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Khánh Hòa.
- Ngày 25/06/1989 thành lập Phân xưởng hợp tác (thuộc Công ty chuyên doanh thuốc lá Phú Khánh). Ban đầu ký hợp đồng hợp tác với hãng Rothmans of Pall Mall (Singarpore) lấy tên gọi là Phân xưởng hợp tác, lúc đó chỉ có 01 dàn máy 2500 điếu/phút và 35 cán bộ công nhân viên.
- Năm 1998 đổi tên thành Xưởng sản xuất thuốc điếu cao cấp và đầu lọc. - Tháng 07 năm 2002 Xưởng sản xuất thuốc điếu cao cấp và đầu lọc chính thức mang tên Xí nghiệp Thuốc lá Khatoco, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khánh Việt.
- Ngày 01/01/2010 hợp nhất Nhà máy Thuốc lá Khánh Hòa và Xí nghiệp Thuốc lá Khatoco thành Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa theo quyết định số 183/QĐ-HĐQT ngày 08/12/2009.
2.1.1.3 Thành tích và khen thưởng
- Năm 1998: Huân chương lao động hạng nhì của chủ tịch nước CHXHCNVN.
- Bằng khen của UBND Tỉnh Khánh Hòa về thành tích 9 năm hoàn thành nộp ngân sách nhà nước (1991-1999).
- Năm 1999: Bằng khen của UBND Tỉnh Khánh Hòa về công tác tài chính; Cờ thi đua suất sắc của UBND Tỉnh Khánh Hòa (1989 - 1999).
- Năm 2002 : Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; Bằng khen của UBND Tỉnh Khánh Hòa.
- Năm 2007 : Bằng khen của UBND Tỉnh Khánh Hòa về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2006.
- Năm 2011: Bằng khen của UBND Tỉnh Khánh Hòa về thành tích: Tập thể lao động xuất sắc năm 2010.
2.1.1.4 Quy mô và vị thế Nhà máy
Nhà máy được tạo lạc trên khuôn viên với diện tích 24.500 m2. Trong đó, diện tích nhà xưởng và văn phòng làm việc là 15.085 m2; 3.054 m2.
Năng lực sản xuất của Nhà máy :
- Việc đầu tư cho thiết bị máy móc sản xuất và phục vụ sản xuất được hết sức chú trọng. Nhà máy đang sử dụng dây chuyền chế biến sợi thành phẩm có công suất 3 tấn/giờ do hãng Hauni (Đức) chế tạo; đây là công đoạn giữ vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm trong công nghệ sản xuất thuốc lá; đạt 9.000 tấn sợi/năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc bao và gia công thêm cho khách hàng. Dây chuyền chế biến sợi cọng có công suất 1.200 tấn/giờ, đạt 3.600 tấn cọng/năm.
- Sản xuất thuốc điếu liên kết nhãn hiệu White horse, Everest trên 04 dây chuyền sản xuất thuốc lá điếu hiện đại, tự động hóa tốc độ cao, liên hoàn từ khâu cuốn điếu, đóng bao, đóng cây thuốc đến đóng thùng, với năng lực trên 300 triệu bao/năm. Trong đó có máy vấn điếu Protos có công suất 8000 điếu /phút và dây chuyền đóng bao Focke có công suất 300-400 bao/phút.
- Sản xuất thuốc điếu nội tiêu và xuất khẩu trên 11 máy vấn (Mollins, Mark8- Mark3, Decoule, Hauni,…) với công suất 2500 – 10.000 điếu/phút ; 3 máy bao mềm (Sasib, Niepman) với công suất 125 - 300 bao/phút; 7 máy bao cứng (HLP2, HLP5, Focker, Molins) với công suất 125 – 400 bao/phút; 6 máy bóng kính & bóng kính cây, 6 máy đóng cây và dán tem, đạt 470 triệu bao/năm.
Nhà máy hiện có 06 dàn máy sản xuất cây đầu lọc (Molins) có công suất 1500 -2200 cây/phút, năng lực sản xuất 3.000 triệu cây. Các sản phẩm thuốc điếu và đầu lọc luôn được kiểm tra chất lượng gắt gao thông qua hệ thống máy đo hiện đại Cerulean, Borwaldt technik để đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Và tính đến thời điểm hiện nay thì quy mô và năng lực của Nhà máy là lớn nhất khu vực miền Trung và Cao nguyên, chiếm 18% thị phần nội địa và là một trong hai đơn vị sản xuất thuốc lá hàng đầu tại Việt Nam.
1.1.1.5 Quyền hạn của Nhà máy
- Nhà máy có thể mở rộng, thu hẹp hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Khi thay đổi mục tiêu ngành nghề sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ và các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh Nhà máy phải khai báo với Sở kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải đăng báo.
- Nhà máy có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng, có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số vốn đó.
- Nhà máy có quyền mở rộng quy mô kinh doanh tùy theo khả năng của mình, nhu cầu của thị trường và được phép mở rộng lĩnh vực kinh doanh những ngành nghề khác nhau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn để phù hợp với nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục đích và nội dung hoạt động của Nhà máy.
- Sử dụng ngoại tệ thu được theo chế độ hiện hành về quản lý ngoại hối. - Quyết định việc sử dụng phần thu nhập còn lại.
- Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác trong và ngoài nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Nhà máy
2.1.2.1 Chức năng
Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa có các chức năng sau :
- Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của thị trường để xây dựng chiến lược, sách lược, sản xuất kinh doanh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để chủ động tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo cho tiến trình sản xuất được ổn định, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và lao động theo nguyên tắc chế độ Nhà nước quy định, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành, giảm chi phí lưu thông, giảm lao động trong bộ máy gián tiếp, bố trí lao động hợp lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nguyên tắc, chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước đối với xí nghiệp quốc doanh.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Nhà máy thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Sản xuất theo đúng ngành nghề được giao trong quyết định thành lập Nhà máy đã được phê duyệt.
- Bảo tồn và phát triển vốn được giao.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên chức, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn hóa nghiệp vụ.
- Đảm bảo an toàn sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ an toàn tuyệt đối trong khu vực làm việc. Nhà máy phải góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng.
2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động
- Là công nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
- Xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, sản phẩm của ngành thuốc lá.
2.1.2.4. Sản phẩm chủ yếu
- Các sản phẩm thuốc lá nhãn hiệu liên kết được sản xuất tại Phân xưởng 3. Đây là những mặt hàng cao cấp, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Tất cả các sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt bằng các thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất.
- Các sản phẩm thuốc lá nội địa và xuất khẩu được sản xuất bởi Phân xưởng 2. - Đầu lọc do Phân xưởng 4 và thuốc sợi do Phân xưởng 1 cung cấp.
Cụ thể các sản phẩm như sau:
+ Thuốc bao liên kết (White horse, White horse 10 điếu, Everest);
+ Thuốc bao mềm (Sea bird vàng, Sea bird bạc hà, Đông đô)
+ Thuốc bao cứng (Prince, War horse xanh, War horse đỏ, War horse nâu, War horse trắng xanh, Sea bird hộp, Yett, Taipan xanh);
+ Thuốc bao mềm xuất khẩu (Rave FF, Rave menthol);
+ Thuốc bao cứng xuất khẩu (Rave FF, Rave menthol, Parkway FF, Parkway menthol, Paradox FF, Paradox menthol, Zonking FF, Zonking menthol, Nyx FF…)
+ Ngoài ra Nhà máy còn cung cấp sản phẩm đầu lọc cho các Nhà máy thuốc lá Khánh Hòa, Nhà máy thuốc lá Phú Yên , Nhà máy thuốc lá Tân Khánh An.
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa và chức năng
các phòng ban.
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Do ngành sản xuất thuốc lá đóng bao trên dây chuyền máy móc thiết bị, do vậy trong điều hành và quản lý sản xuất phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ bộ phận kế hoạch sản xuất cho đến các khâu trong dây chuyền sản xuất, thông tin qua lại giữa các bộ phận phải kịp thời. Các khách hàng thì đa dạng không cùng nhóm, các sản phẩm thì phong phú không cùng tính chất. Hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào công tác điều hành sản xuất. Do đó Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa đã xây dựng được bộ máy quản lý gọn nhẹ và hiệu quả.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy (Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
Bộ máy quản lý Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa tương đối gọn nhẹ, chế độ phân công trách nhiệm rõ ràng.
Ban Giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Công nghệ Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Phân xưởng 4 Nhà ăn công nhân Phòng cơ điện KHỐI PHÒNG BAN, NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN
KHỐI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
Nhìn vào sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức của Nhà máy là kiểu trực tuyến chức năng, các phòng ban đóng vai trò tham mưu cho Ban giám đốc về các lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là Giám đốc.
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban
2.1.3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của khối phòng ban nghiệp vụ:
Phòng Tố chức hành chính
a) Chức năng:
Tham mưu cho Lãnh đạo Nhà máy thực hiện quản lý các lĩnh vực: tổ chức bộ máy quản lý điều hành sản xuất - kinh doanh; công tác lao động và tiền lương; công tác cán bộ chế độ chính sách đối với người lao động; công tác hành chính, văn thư - lưu trữ .
Quản lý phương tiện vận chuyển (ô tô các loại) và phục vụ công tác vận chuyển hàng hoá.
Theo dõi, quản lý sức khỏe của CBCNV; thực hiện các công tác về Y tế trong doanh nghiệp, thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Pháp luật.
b) Nhiệm vụ:
Lập và triển khai kế hoạch nhân sự phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ, đào tạo nhân viên.
Thực hiện công tác lao động tiền lương, và các chế độ liên quan đến người lao động.
Thực hiện công tác hành chính, văn thư, tổ chức quản lý và lưu trữ văn bản hồ sơ, con dấu theo đúng nguyên tắc, chế độ quy định.
Điều hành và quản lý phương tiện vận chuyển, công nhân bốc xếp thực