Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Trang 105)

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động là hoạt động quản lý nhân lực quan trọng thường được tiến hành một cách có hệ thống và chính thức trong Nhà máy nhằm hoàn thiện việc thực hiện công việc của người lao động và giúp cho Ban Lãnh đạo Nhà máy đưa ra được quyết định nhân sự đúng đắn.

 Thực trạng

Trong Nhà máy, công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên được thực hiện theo “Quy Định Đánh giá, xếp loại lao động của Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Ban hành kèm theo Quyết định số 108/ QĐ- NMTL ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Giám Đốc Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa)”. Quy định này nhằm đánh giá xếp loại lao động hàng tháng, làm cơ sở để đánh giá toàn diện người lao động, phân phối tiền lương, tiền thưởng, xét nâng lương, bình xét các danh hiệu thi đua và các quyền lợi vật chất tinh thần khác, xây dựng thái độ làm việc của nhân viên và không khí lao động tập thể thông qua việc phản hồi kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Quy định đánh giá xếp loại lao động của Nhà máy trình bày rất cụ thể các nội dung làm căn cứ đánh giá xếp loại lao động hàng tháng, các quy định vể điểm trừ, điểm cộng. Theo quy định này thì:

- Trưởng các Phòng, ban, Phân xưởng, bộ phận…(sau đây gọi chung là Trưởng đơn vị) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá xếp loại nhân viên.

Chậm nhất ngày 29 hàng tháng, Trưởng đơn vị phải hoàn thành việc đánh giá xếp loại lao động, gửi kết quả đánh giá về phòng TCHC – Bộ phận lao động tiền lương.

- Trưởng đơn vị do Ban Giám đốc trực tiếp đánh giá xếp loại.

- Ban giám đốc tự đánh giá xếp loại bản thân, thống nhất và báo cáo kết quả cho cấp trên.

- Việc đánh giá xếp loại lao động phải được thực hiện công khai, nêu rõ thành tích hoặc sai phạm của người lao động. Những trường hợp đặc biệt, Trưởng đơn vị có trách nhiệm giải trình hoặc báo cáo cụ thể.

Cách đánh giá xếp loại lao động của Nhà máy:

 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của cán bộ quản lý

Việc đánh giá năng lực thực hiện công việc đối với cán bộ quản lý rất phức tạp và khó chính xác, bởi các yếu tố đánh giá không được rõ ràng và khó khăn trong việc lựa chọn các tiêu thức.. Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa đã đưa ra phương pháp chấm điểm theo từng tiêu thức cụ thể:

Bản tự nhận xét đánh giá, phân loại của lãnh đạo

Năm:……

Họ tên: ... Đơn vị công tác: ... Chức vụ: ...

1. Kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao và khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc.

- Đoàn kết, quy tụ, phát huy quyền làm chủ và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo quản lý.

- Hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội của đơn vị mình phụ trách.

2. Phẩm chất chính trị:

- Quán triệt, cụ thể đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước vào ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.

- Có ý thức học tập nâng cao trình độ.

3. Phẩm chất đạo đức lối sống

- Không vi phạm điều cấm của Đảng.

- Không tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành.

- Không để người thân lợi dụng chức vụ của mình để thu lợi cá nhân.

4. Tự phân loại theo mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ

- Xuất sắc - Hoàn thành - Chưa hoàn thành Tóm tắt nhận xét, đánh giá của tập thể: ... ... ... ... ..…, ngày….tháng….năm…. Người tự nhận xét đánh giá (Ký tên)

Sau khi tự đánh giá mình, người lãnh đạo sẽ đưa bản tự đánh giá cho hội đồng đánh giá, căn cứ vào bản tự nhận của người được đánh giá, vào sự hoàn thành kế hoạch của họ và cho biểu quyết theo mẫu:

Phiếu biểu quyết, nhận xét, đánh giá lãnh đạo

Đối với đồng chí: ... Chức vụ: ... - Căn cứ vào quy chế đánh giá cán bộ

- Căn cứ vào bản tự nhận xét, đánh giá của bản than và ý kiến đóng góp của tập thể

- Căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đồng chí:... Tôi đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của đồng chí có tên trên ở mức:

+ Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ + Hoàn thành chức trách nhiệm vụ

+ Chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ - Chiều hướng và khả năng phát triển:

Giảm Giữ mức Tốt hơn

Ngưới đánh giá nhất trí đánh giá ở mức nào thì đánh dấu x vào ô bên cạnh và không phải ký tên. Phương pháp này có ưu điểm đó là việc đánh giá được thực hiện công khai nhưng không gây ảnh hưởng đến người đánh giá, do đó có thể đánh giá một cách công bằng. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó khăn bởi các tiêu thức đánh giá rất trừu tượng nên người đánh giá không thể đưa ra quyết định chính xác về các mức đánh giá, vì nó phải bao quát tổng thể vấn đề, đòi hỏi người đánh giá phải nắm được thực tế thực hiện các chỉ tiêu đánh giá của người được đánh giá trong cả quá trình đánh giá.

 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của lao động trực tiếp:

a) Các nội dung làm căn cứ đánh giá xếp loại lao động hàng tháng

Người lao động thực hiện đầy đủ những quy định dưới đây và không vi phạm nội quy lao động thì được tính 100 điểm/ tháng.

1. Thực hiện đầy đủ ngày công trong tháng, nghỉ có lý do chính đáng, thực hiện đúng thủ tục xin phép theo quy định và được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

2. Thực hiện đúng nội quy giờ giấc làm việc. Trong khi làm việc không tự ý rời bỏ vị trí và nơi làm việc mà chưa được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp, không tùy tiện sử dụng điện thoại vào mục đích cá nhân (trừ trường hợp khẩn cấp).

3. Tác phong làm việc nghiêm túc. Thực hiện đúng trang bị bảo hộ lao động theo quy định; chấp hành nội quy về an toàn lao động;

4. Có tinh thần hợp tác, hỗ trợ công việc; không đùn đẩy, né tránh. Hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao vì lợi ích chung. Thực hiện các chế độ báo cáo đầy đủ, đúng thời gian, đúng biểu mẫu đạt yêu cầu theo quy định. Tương trợ, hòa đồng với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể;

5. Thực hiện công việc được giao một cách trung thực, cẩn trọng; không gian dối, không lợi dụng nhiệm vụ được giao để thu lợi riêng cho cá nhân hoặc cho người khác;

6. Thực hiện tiết kiệm, giảm thiểu lãng phí, tránh thiệt hại vật chất trong sản xuất;

7. Chấp hành sự phân công của người phụ trách trực tiếp. Trường hợp công việc được giao không đúng hoặc không hợp lý phải thực hiện trước khi có ý kiến phản hồi cho lãnh đạo cấp cao hơn. Người phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình;

8. Giữ gìn bảo vệ tài sản chung, không sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân; giữ bí mật kinh doanh;

9. Giữ gìn trật tự vệ sinh chung nơi làm việc và nơi sinh hoạt; không hút thuốc lá tại những nơi quy định “cấm hút thuốc lá”;

10.Tôn trọng, hòa nhã, lịch sự, có văn hóa đối với khách hàng. b) Quy định điểm trừ (xem phụ lục đính kèm)

c) Quy định điểm cộng (xem phụ lục đính kèm) d) Thang điểm – Hệ số xếp loại

Cuối tháng căn cứ điểm đạt được của từng cá nhân để xếp loại lao động từ cao xuống thấp như sau:

THANG ĐIỂM XẾP LOẠI HỆ SỐ XẾP LOẠI GHI CHÚ >100 điểm A+ 1,05 Từ 95100 điểm A 1,00 Từ 8694 điểm A- 0,95 Từ 7585 điểm B 0,80 Từ 6074 điểm C 0,60 Dưới 60 điểm D 0,40

e) Đánh giá chấm điểm hàng năm

Điểm đánh giá xếp loại hàng năm của người lao động là tổng số điểm các tháng trong năm.

f) Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên hàng năm

Việc đánh giá bình xét thi đua hàng năm, ngoài áp dụng các quy định của Tổng công ty, còn dựa vào tổng số điểm trong năm mà người lao động đạt được, cụ thể như sau:

1. Đối với chiến sĩ thi đua cơ sở phải đạt tổng số điểm cả năm tối thiểu là 1.180 điểm và có thể có 1 lần xếp loại A- , không có tháng xếp loại B trở xuống.

2. Đối với lao động tiên tiến phải đạt tổng số điểm cả năm tối thiểu là 1.130 điểm và không có tháng xếp loại B trở xuống.

3. Các trường hợp có tổng số điểm dưới 1.130 thì không được xét thi đua khen thưởng.

g) Tỷ lệ bình xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng

Tỷ lệ bình xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng người lao động hàng năm phải gắn với mức độ hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ công tác của Nhà máy. Hội đồng thi đua Nhà máy sẽ căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định để xét các danh hiệu thi đua cá nhân theo nguyên tắc chọn điểm từ cao xuống.

 Đánh giá Ưu điểm:

- Công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên đã được ban lãnh đạo quan tâm và thực hiện một cách khá nghiêm túc. Để đánh giá thành tích công tác của CBCNV một cách công bằng có hệ thống, Nhà máy đã lập ra hội đồng thi đua và phòng tổ chức lao động – tiền lương để đánh giá, bình xét lao động trong

Nhà máy. Nhà máy đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá, phân loại thành tích, bình xét thi đua, xét nâng bậc nhân viên cho CBCNV và các đơn vị, tổ chức.

- Sử dụng phương pháp tự nhận xét đối với cán bộ lãnh đạo sẽ đánh giá được cả về phẩm chất lãnh đạo và kết quả thực hiện công việc của họ. Tạo ra được sự công bằng khi có phiếu đánh giá cho từng người lao động về lãnh đạo của mình.

- Sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm cho lao động khối văn phòng và các phân xưởng sản xuất thì đơn giản, dễ sử dụng, rõ ràng không gây thắc mắc trong việc đánh giá, người đánh giá cũng không cần phải có trình độ cao cũng có thể thực hiện phương pháp này.

- Phổ biến rộng rãi các tiêu thức đánh giá cho người lao động hiểu được hoạt động đánh giá năng lực thực hiện của Nhà máy và phấn đấu để làm tốt công việc của mình.

Nhược điểm:

- Việc xây dựng các tiêu thức cho việc đánh giá công việc chưa được đầy đủ, mới chỉ thể hiện được khía cạnh kết quả công việc mà chưa đánh giá được năng lực của nhân viên, không đánh giá được sự hòa đồng nội bộ của người lao động. Đồng thời việc lượng hóa các tiêu thức sẽ làm phương pháp trở nên công thức, không linh động có những sự việc xảy ra không thể đưa vào đánh giá chính xác mà có thể sẽ quy vào một tiêu thức sẵn có trong quy định.

- Công tác đánh giá năng lực thực hiện mới chỉ được sử dụng kết quả trong việc trả lương, trả thưởng mà chưa quan tâm đến vấn đề thuyên chuyển, đề bạt do vậy không khuyến khích người lao động làm việc hết mình.

- Việc đánh giá công việc của cán bộ quản lý vẫn còn mang tính hình thức nhiều hơn là một hoạt động thiết thực nhằm tạo ra sự đánh giá công bằng, đúng năng lực của lãnh đạo.

2.2.5.2 Công tác trả công lao động

Người lao động cung cấp sức lao động của họ cho doanh nghiệp, sức lao động là yếu tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyết định ảnh hưởng tới hiệu quả của mọi quá trình kinh doanh hay thành quả của tổ chức doanh nghiệp. Bởi vậy mà Nhà máy đã có mục tiêu đãi ngộ cán bộ nhân viên của mình như sau:

- Trả công xứng đáng cho đóng góp cống hiến của cán bộ công nhân viên của Nhà máy.

- Đảm bảo tài sản sức lao động là nâng cao đời sống cho toàn thể CBCNV của Nhà máy.

- Động viên, khuyến khích thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng nhân viên để tạo ra nhiều thuận lợi, thành công của Nhà máy.

- Khuyến khích lòng nhiệt tình, hăng say, tinh thần sáng tạo không ngừng để thu hút lao động giỏi, có trình độ, có sức khỏe.

- Tất cả các mục tiêu trên và chế độ thù lao tại Nhà máy đều hướng tới mục đích là sự phát triển không ngừng của Nhà máy, cải thiện đời sống của toàn thể nhân viên của Nhà máy.

 Thực trạng a) Tiền lương:

Lương bổng và đãi ngộ được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc tạo động lực, kích thích, duy trì nguồn nhân lực. Không những vậy nó còn được sử dụng như một phương sách để thu hút những lao động có trình độ cao vào doanh nghiệp, mang lại một lợi thế cạnh tranh rõ rệt.

a1) Những nguyên tắc chung

- Thực hiện phân phối theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc, công tác của từng người, từng bộ phận. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

- Chống phân phối bình quân, hệ số giãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất do doanh nghiệp tự lựa chọn, quyết định trong khung bội số quy định.

- Quỹ tiền lương của đơn vị được phân phối trực tiếp cho người lao động. - Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp để xây dựng phương pháp trả lương. Phương pháp trả lương được phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của nhà nước.

a2) Nguồn hình thành quỹ lương:

Nguồn hình thành quỹ lương bao gồm:

- Quỹ lương theo đơn giá sản phẩm do Tổng công ty giao; - Quỹ lương bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước.

- Quỹ lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao (nếu có).

Nguồn lương trên được gọi là tổng quỹ lương.

* Quỹ lương tháng 1 năm 2012 theo sản lượng của nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh hòa như sau :

- Sản phẩm thuốc lá điếu nhãn HT : 29.931.470 bao * 38đ/ bao = 1.137.396.000đ

- Sản phẩm thuốc lá điếu nhãn khác : 42.998.350bao * 72đ/bao = 3.096.081.000đ

- Sản phẩm thuốc lá bao 10 điếu : 3.410.680bao * 35đ/bao = 119.374.000đ - Sản phẩm đầu lọc quy đổi : 291.618.336 cây * 1,7đ/cây = 495.751.000đ - Sản phẩm thuốc sợi : 149.797kg * 1.520đ/kg = 227.691.000đ

Tổng cộng : 5.076.093.000đ

Ta có quỹ lương của 1 tháng là 5.076.093.000đ nên ta tính trung bình quỹ lương chung năm kế hoạch là 60.913.116.000đ, chưa tính quỹ lương bổ sung.

Ta có đơn giá tiền lương cho 1 bao thuốc lá 1.666,7 đồng (trích từ tờ trình về việc duyệt lương tháng 1 năm 2012).

* Quỹ lương bổ sung

- Ngày lễ, Tết: Theo quy định mới của Bộ Luật Lao động, thì người lao động

được nghỉ 10 ngày, được hưởng nguyên lương, bao gồm: Tết dương lịch 1 ngày ( ngày 1 tháng 1 dương lịch ), Tết âm lịch 5 ngày, Ngày chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch), Ngày quốc tế Lao động 1 ngày ( ngày 1/5 dương lịch ), Ngày Quốc Khánh 1 ngày ( Ngày 2/9 dương lịch ), Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày ( ngày 10/3 âm lịch ).

10*944 người = 9.440 ngày

- Nghỉ thâm niên: Theo quy chế trả lương của Nhà máy, thì những người lao động ký hợp đồng lao động từ một năm trở lên nếu làm việc đủ 12 tháng thì được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)