Thực trạng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Trang 97)

 Mục tiêu:

Tất cả CBCNV của Nhà máy có quyền và nghĩa vụ học tập. Học tập là để nâng cao trình độ và đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ đòi hỏi.

Mục tiêu cơ bản phải đạt được là:

- CBCNV phải thành thạo công việc được phân công.

- Biết thêm các nghiệp vụ khác để hỗ trợ cho nghiệp vụ chính.

- Lĩnh vực đào tạo: kỹ thuật chuyên môn cơ bản và chuyên sâu, quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh – quản trị kinh tế, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị.

 Phương châm:

- Đào tạo đúng người, đúng chức năng, đúng việc.

- CBCNV tự học là chính, có sự hỗ trợ khuyến khích của Nhà máy.

 Quy trình đào tạo:

Bước thực hiện Nội dung thực hiện

B1 Xác định nhu cầu đào tạo

Trưởng đơn vị căn cứ vào sự vận động phát triển của đơn vị, của nhân sự và chính sách đào tạo của TCT, từ đó khảo sát nhu cầu đào tạo của đơn vị mình. Hoặc:

+ Thực hiện khảo sát bằng phiếu;

+ Phỏng vấn nhu cầu đào tạo thông qua trưởng bộ phận.

B2 Đề xuất đào tạo

Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, trưởng đơn vị gửi phiếu đề xuất đào tạo về phòng TCHC tổng hợp. Phòng TCHC có nhiệm vụ trình

duyệt đồng thời tham mưu về nhu cầu đào tạo của đơn vị gửi lên.

B3 Lập kế hoạch đào tạo

Căn cứ phiếu yêu cầu đào tạo của các đơn vị, căn cứ chủ trương, chính sách phát triển và đào tạo nguồn lực. Phòng TCHC sẽ tập hợp toàn bộ yêu cầu đào tạo và xác định nhu cầu và kế hoạch đào tạo: - Số lượng đào tạo cho các nguồn lực cần thiết: trong đó gồm các đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật...

- Chương trình đào tạo để phục vụ cho công việc gì và ảnh hưởng tích cực cho công việc ra sao?

- Phương pháp đào tạo: Đào tạo mới hay tái đào tạo, đào tạo tại chỗ (sự hỗ trợ về nội bộ) hay qua trường lớp (sự hỗ trợ của các chuyên gia), đào tạo ngắn hạn hay dài hạn...

Nếu:

- Trường hợp thấy việc đào tạo chưa cần thiết hoặc đối tượng đào tạo không phù hợp hay các việc cần bổ sung khác, Giám đốc sẽ có ý kiến phê duyệt để tiến hành việc xác định lại kế hoạch đào tạo.

- Xét thấy nhu cầu đào tạo đã xác lập đúng người, đúng việc, thì Giám đốc duyệt chấp thuận và cho thực hiện.

B4 Trình phê

duyệt

Phòng TCHC trình lên Lãnh đạo phiếu đề xuất đào tạo của đơn vị và kế hoạch đào tạo để tham mưu cho Lãnh đạo phê duyệt.

B5 Tổ chức thực hiện

Thông báo với các Trưởng đơn vị liên quan và trình Giám đốc ban hành Quyết định cử đi học cho từng cá nhân được tuyển chọn tham dự khóa đào tạo với các nội dung quyền lợi và trách nhiệm trong và sau khi được đào tạo.

Tổ chức các phương tiện cần thiết phục vụ công tác đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hổ trợ khác để tạo điều kiện người được đào tạo tham gia đầy đủ chương trình.

B6 Đánh giá kết quả

- Sau khi kết thúc khóa đào tạo, các đối tượng được cử đi đào tạo phải có văn bản về kết quả học tập và khả năng vận dụng thực tế, nộp văn bản đó (có xác nhận của Trưởng đơn vị) về Phòng TCHC để theo dõi. Đồng thời nộp bản copy của Chứng nhận, chứng chỉ về Phòng TCHC để xem xét kết quả học tập và tất cả giấy tờ này được lưu trong hồ sơ cá nhân.

- Phòng TCHC và Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi quá trình ứng dụng của cá nhân được cử đào tạo. Qua việc xác định đó làm cơ sở để xác lập lại nhu cầu đào tạo.

B7 Báo cáo, lưu hồ sơ

Phòng TCHC lưu đầy đủ hồ sơ đào tạo đối với mỗi chương trình đào tạo cụ thể.

Bảng 2.14. Kết quả đào tạo của Nhà máy giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên phần nào cho ta thấy rằng công tác đào tạo nguồn nhân lực đang được lãnh đạo của Nhà máy chú trọng hơn, cụ thể là số khóa đào tạo do Nhà máy tự tổ chức, số lượng học viên tham gia các khóa đào tạo của năm 2011 cao hơn năm 2010, cụ thể trong năm 2011 Nhà máy đã tổ chức và tham gia 32 khóa đào tạo (tăng 10 khóa đào tạo so với năm 2010), số học viên được đào tạo là 1.262 người tăng 407 học viên. Đến năm 2012 số khóa đào tạo và số lượt học viên tham gia có giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do trong năm 2012 số lượng nhân viên mới tuyển dụng không nhiều, hầu hết nhân viên của Nhà máy đã tham gia nhiều khóa đào tạo trước đó nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã vững vàng. Chi phí

Chỉ tiêu Năm Số khóa đào tạo Số lượt học viên Chi phí đào tạo - Các khóa đào tạo do Tổng

công ty tổ chức 10 41

Tổng công ty chi trả - Nhà máy tự tổ chức 7 758 48.000.000 - Phối hợp với các đơn vị thuộc

TCT tổ chức. 5 56 3.800.000

2010

Tổng 22 855 51.800.000

- Các khóa đào tạo do Tổng

công ty tổ chức 7 32

Tổng công ty chi trả - Nhà máy tự tổ chức 20 1.127 115.715.000 - Phối hợp với các đơn vị thuộc

TCT tổ chức. 5 103 Miễn phí

2011

Tổng 32 1.262 115.715.000

- Các khóa đào tạo do Tổng

công ty tổ chức 7 144

Tổng công ty chi trả - Nhà máy tự tổ chức 15 610 101.917.000 - Phối hợp với các đơn vị thuộc

TCT tổ chức. 5 150 Miễn phí

2012

Nhà máy tự bỏ ra để thực hiện công tác đào tạo tương đối thấp là do Nhà máy nhận được sự tài trợ rất lớn từ phía Tổng công ty Khánh Việt. Tuy nhiên chi phí đào tạo của Nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm cụ thể năm 2011 là 115.757.000 đồng tăng gấp đôi so với năm 2010, năm 2012 giảm 13.798.000 đồng so với năm 2011 do tổng số khóa đào tạo được tổ chức giảm.

 Các hình thức đào tạo:

- Đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thì Nhà máy thường cử đi học các lớp nâng cao ngắn hạn, dự các buổi hội thảo chuyên ngành, mời giáo viên về giảng dạy, mô hình giảng viên thứ cấp. Học về các quy trình công nghệ tiên tiến. Các tiêu chuẩn về mặt chất lượng sản phẩm để ngày càng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đối với cán bộ thuộc ban lãnh đạo thường được tham gia các khóa đào tạo do tổng công ty Khánh Việt tổ chức như các lớp học tiếng anh do giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy, các khóa đào tạo như “ kỹ năng quản lý hiệu quả, chuyên nghiệp”, “ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả”, “Kỹ năng giao tiếp thân thiện và thuyết phục”… các khóa học ngắn hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp như quản trị nhân sự, hoạt động tài chính.

“Khóa đào tạo kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể”

- Ngoài ra Nhà máy thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ với những chuyên đề, các buổi thảo luận mà trong đó vai trò của đội ngũ giảng viên thứ cấp được thể

hiện rõ nét. Với góc nhìn của một người đồng nghiệp, khả năng truyền đạt và lành nghề, đội ngũ này có lối giảng gần sát với điều kiện thực tế nên học viên nắm bắt nhanh và dễ thực hành trên chính công việc.

“Khóa đào tạo An toàn lao động trong sản xuất và phòng chống cháy nổ do Nhà máy tổ chức”

Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo

a) Khuyến khích vật chất tinh thần cho người được đào tạo

Việc khuyến khích CBCNV tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được Nhà máy quy định cụ thể về chế độ cho người được cử đi học như sau:

Đối với cán bộ công nhân viên do Nhà máy cử đi dọc tại Nhà máy: Trong suốt thời gian học tập người học sẽ được hưởng nguyên lương, đồng thời nếu thời gian học trùng với thời gian làm việc thì học viên vẫn được hưởng lương như bình thường; còn về phía Nhà máy cũng trả toàn bộ học phí cho các giáo viên giảng dạy và các chi phí phát sinh khác.

Đối với cán bộ công nhân viên theo học các khóa đào tạo tại các trung tâm, trường chính quy mà Nhà máy làm hợp đồng đào tạo, Nhà máy cũng chi trả 100% lệ phí học tập cũng như các chi phí hợp lệ khác (tài liệu, đi lại...) cho cán bộ. Đồng thời nếu thời gian học trùng với thời gian làm việc thì họ vẫn được hưởng nguyên lương theo thời gian.

Còn đối với những cán bộ tự nguyện theo học tại các trường Đại học chính quy, tại chức thì Nhà máy không hổ trợ các khoản chi phí và phải học ngoài giờ

làm việc. Tùy theo kết quả làm việc, Nhà máy sẽ có những xem xét về thay đổi chức danh và tăng thêm tiền lương, thu nhập cho những cán bộ đó.

Với những ưu đãi trên thì Nhà máy cũng có Quy chế đền bù đào tạo để đảm bảo cho những chi phí mà họ bỏ ra mang lại hiệu quả:

Một nhân viên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đền bù chi phí đào tạo. Cách tính chi phí đền bù như sau:

+ Đối với nhân viên:

Chi phí đền bù =1.5* (Chi phí đào tạo + Thu nhập trong những ngày được cử đi đào tạo)

Chú thích:

( Chi phí đào tạo + Thu nhập trong những ngày được cử đi đào tạo) được tính trong khoản thời gian 5 năm kể từ khóa đào tạo cuối cùng của năm thứ 5 tính ngược về trước.

+ Đối với cán bộ quản lý:

Chi phí đền bù =2* (Chi phí đào tạo + Thu nhập trong những ngày được cử đi đào tạo)

Chú thích:

(Chi phí đào tạo + Thu nhập trong những ngày được cử đi đào tạo) được tính trong khoản thời gian 10 năm kể từ khóa đào tạo cuối cùng của năm thứ 10 tính ngược về trước.

Nhìn chung, chế độ khuyến khích vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Nhà máy tương đối hợp lý và phần nào đã tác dụng trực tiếp đến người lao động. Với ưu điểm này sẽ làm cho số lượng tham gia các khóa đào tạo ngày một tăng lên, kích thích người lao động học tập nhiều hơn.

b) Chính sách sử dụng các cán bộ công nhân viên sau đào tạo

Cho đến nay Nhà máy chưa có văn bản chính thức quy định chính sách sử dụng cán bộ công nhân viên sau đào tạo. Thực tế sau mỗi khóa đào tạo, ít có sự thay đổi về vị trí làm việc của cán bộ được đào tạo. Đôi khi việc thay đổi không phải xuất phát từ việc đi đào tạo. Phụ thuộc vào từng giai đoạn, yêu cầu công việc mà Giám đốc bổ nhiệm người nào có khả năng phù hợp nhất, chứ không nhất thiết là người đó vừa được cử đi đào tạo hay không.

 Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực

Trưởng đơn vị là người trựa tiếp đánh giá thái độ và kỹ năng làm việc của nhân viên sau khi nhân viên đó được cử đi tham gia một khóa đào tạo. Cuối cùng

trưởng phòng TCHC, người chịu trách nhiệm chính về nhân sự sẽ tổng hợp lại và đánh giá kết quả đào tạo, từ đó rút kinh nghiệm cho đợt đào tạo sau.

Kết quả đào tạo dựa trên các căn cứ sau

- Đối với lao động được đào tạo tại trung tâm thì căn cứ đánh giá dựa vào chứng chỉ, chứng nhận của nơi đào tạo sau mỗi khóa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với các chương trình đào tạo tại đơn vị thì kết quả được thông qua năng suất lao động, chất lượng làm việc sau quá trình đào tạo và số lượng người được nâng bậc trong các cuộc thi nâng bậc do Nhà máy tổ chức.

- Đối với những người lao dộng tự nguyện tham gia các khóa đào tạo đại học, cao đẳng, thì Nhà máy căn cứ vào bằng cấp, bảng điểm và ngành nghề đào tạo mà họ đã học so với nhu cầu thực tế của Nhà máy. Nếu họ học đúng ngành nghề mà Nhà máy đang cần thì sẽ bố trí lại vị trí công tác cho phù hợp với mức lương xứng đáng.

Bảng 2.15. Kế hoạch đào tạo của Nhà máy năm 2013

Thời gian tổ chức/ tham gia khóa đào tạo (d kiến)

TT Nhu cầu đào tạo

Số lượng HV

(Dự kiến) Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) I Tổ chức lớp đào tạo (có mời giảng viên giảng dạy) 1 An toàn lao động - PCCN (đợt 1) 50 X 2 An toàn vệ sinh thực phẩm 40 X 3 An toàn lao động - PCCN (đợt 2) 50 X 4 Kỹ năng sơ cấp cứu 40 X II Tổ chức đào tạo nội bộ

1 Kaizen 5S tại các phân xưởng 100 X

2

Triển khai huấn luyện, tổ chức thi bậc nghề cho nhóm lao động công nghệ.

300 X X X X

III Tham gia các khóa đào tạo do Tổng công ty tổ chức

1 Chương trình đào tạo CEO cho

cán bộ thuộc đối tượng 2 5 X X X

2 Huấn luyện kiến thức ANQP cho

đối tượng 3,4 đợt 1 13 X

3 Huấn luyện kiến thức ANQP cho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hòa (Trang 97)