2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, vật tư thiết bị chuyên dùng, hàng tiêu dùng, vật tư xây dựng.
- Vận tải xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, vật tư thiết bị chuyên dùng, hàng tiêu dùng, vật tư xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật trung, đại tu, sửa chữa, cải tạo phương tiện xe, máy móc.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế. - Dịch vụ đào tạo dạy nghề, đào tạo lái xe, v.v...
2.1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động kinh doanh cả thương mại hàng hóa lẫn kinh doanh dịch vụ. Kinh doanh hàng hóa là kinh doanh xăng dầu và một số sản phẩm hóa dầụ Kinh doanh dịch vụ như: vận tải xăng dầu, vận tải vật tư thiết bị chuyên dùng và vận tải khác, khách sạn, dịch vụ sửa chữa xe cơ giới, đào tạo lái xe, dịch vụ lắp đặt, sữa chữa công nghệ xăng dầụ
2.1.4. Cơ cấu tổ chức Công tỵ
Cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị - là cơ quan quản lý của Công tỵ Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn: công ty cung cấp)
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh
Xưởng sửa chữa
Các tổ sản xuất
Các đội xe Các đội xe
2.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban. ạ Ban Giám đốc Công ty. ạ Ban Giám đốc Công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty:
Chủ tịch HĐQT công ty do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên của HĐQT, là đại diện của cổ đông chi phối, do cổ đông chi phối đề cử. Chủ tịch HĐQT có các nhiệm vụ và quyền hạn như:
Lập chương trình kế hoạch hoạt động của HĐQT, quy định về lề lối làm việc trong HĐQT và phân công công tác cho các thành viên HĐQT.
Chuẩn bị chương trình, nội dung nghị sự, soạn thảo nghị quyết và các tài liệu, triệu tập, chủ toạ các cuộc họp HĐQT và Đại hội đồng cổ đông.
Theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT. Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh...
Giám đốc Công ty:
Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người quản lý, điều hành và quyết định mọi hoạt động diễn ra hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Là người đại diện pháp nhân của Công tỵ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công tỵ
Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị.
Ký tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế và dân sự với khách hàng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc ký kết thực hiện đó.
Đề xuất việc cử cán bộ đi công tác, đào tạo tại nước ngoài theo các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, giám đốc Công ty còn có các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác được quy định trong điều lệ công ty, trong luật doanh nghiệp và trong những quy định của Hội đồng quản trị.
Phó Giám đốc Công ty:
Là người làm việc cho Giám đốc, được giám đốc ủy quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, hoặc công việc cụ thể khác và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc Công ty về phần việc được giao.
Ban Giám đốc có các chức năng chủ yếu sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch đầu tư của Công tỵ
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị chuẩn y về chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về các dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty, quy hoạch đào tạo cán bộ và lao động, phương án phân công kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện các phương án đã được duyệt.
- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Ký và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế và dân sự với khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc ký kết, thực hiện đó.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về những sai phạm của mình gây tổn thất cho Công tỵ
Ngoài ra, Ban Giám đốc Công ty có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác được quy định trong điều lệ Công ty, trong Luật doanh nghiệp và trong những quy định của Hội đồng quản trị.
b. Phòng kinh doanh
Chức năng: Phòng kinh doanh tham mưu cho Giám đốc Công ty về việc
xây dựng, hình thành các cơ chế quản lý kinh doanh dài hạn và ngắn hạn trong Công tỵ Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty đúng pháp luật. Trực tiếp thực hiện và phối hợp với các phòng chức năng chỉ đạo và hướng dẫn, quản lý giám sát, phân định các lĩnh vực kinh doanh trong Công tỵ
Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vận tải xăng dầu, kinh doanh xăng dầu, gas, các sản phẩm hóa dầu và các sản phẩm dịch vụ khác; kinh doanh xuất nhập khẩu phụ tùng xăm lốp ô tô và các thiết bị chuyên dùng, v.v... Đồng thời chỉ đạo, theo dõi công tác kinh doanh, dịch vụ, sữa chữa, cơ khí.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh từng tháng, quý, năm của Công tỵ
- Tổ chức thực hiện công tác điều độ vận tải, bán buôn hàng hóa xăng dầu, đảm bảo hàng hóa trên toàn tuyến cả về số lượng, chất lượng và đúng tiến độ.
Quyền hạn:
- Được phép kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công tỵ - Được quyền yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo những thông tin liên quan đến công tác hoạt động kinh doanh của Công tỵ
- Được Giám đốc Công ty ủy quyền ký kết các hóa đơn, chứng từ về kinh doanh, lệnh vận chuyển, hợp đồng mua bán hàng hóa và thanh lý hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh.
c. Phòng tài chính kế toán.
Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty để thu hút, quản lý các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả; phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và tình hình tài chính của Công tỵ
- Cung cấp các thông tin tài chính kế toán, kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tỵ
Nhiệm vụ:
- Xây dựng các kế hoạch về tài chính.
- Xây dựng các quy chế quản lý tài chính và tổ chức thực hiện các quy chế đó cho các đơn vị trực thuộc.
- Tổng hợp, phân loại và xử lý số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm xác định, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhaụ
- Thẩm định, kiểm tra giám sát việc sử dụng các nguồn tài chính của Công tỵ Quyền hạn:
- Đề nghị với các tổ chức, cá nhân trong Công ty thực hiện các quy định tài chính kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê, các quy định khác của pháp luật và của Công tỵ
- Kiểm tra, thẩm định giá cả, tính hợp lý, hợp lệ của việc sử dụng các nguồn lực tài chính của Công ty trước khi trình Giám đốc duyệt chị
- Từ chối việc thu chi tài chính trái với quy định của pháp luật, của Nhà nước và quy chế quản lý của Công tỵ
- Ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính, kế toán của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc Công tỵ
d. Phòng tổ chức hành chính.
Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với tình hình sản xuất và phát triển của Công tỵ
- Giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Xây dựng các kế hoạch, định mức về lao động, tiền lương. Kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận bố trí lao động phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và quy chế của Công ty trên cơ sở Luật lao động quy định.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc các biện pháp tăng năng suất lao động. Nhiệm vụ:
- Quản lý hồ sơ lý lịch người lao động, hoàn thiện các thủ tục về tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu, v.v...
- Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch cán bộ, phân công nhiệm vụ cán bộ trong Công tỵ
- Quản lý tiền lương, lao động; cùng phòng tài chính xây dựng đơn giá tiền lương, xét duyệt quỹ tiền lương, kinh phí hành chính trong Công tỵ
- Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trực tại Công tỵ
Quyền hạn:
- Ký các giấy công lệnh, giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu đi công tác, giấy giới thiệu đi khám bệnh, giấy khám lưu hành xe, v.v...
- Ký giấy điều độ tài sản, công cụ lao động thuộc văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc Công tỵ
ẹ Phòng quản lý kỹ thuật.
Chức năng:
Quản lý, theo dõi công tác kỹ thuật xe máy, tài sản cố định. Đảm bảo phương tiện, trang thiết bị hoạt động đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định của nhà sản xuất, thiết kế và quy định của Công tỵ
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sữa chữa, kế hoạch sử dụng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng vật liệu trước khi nhập kho, chất lượng phương tiện trước khi xe vào sửa chữa đến khi xe ra xưởng (từ bảo dưỡng đến sửa chữa lớn)
- Mở lý lịch, sổ sách theo dõi phương tiện vận tải, máy móc thiết bị kỹ thuật an toàn.
Quyền hạn:
Được quyền ký công văn hướng dẫn nghiệp vụ quản lý kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra chất lượng, các biện pháp an toàn trong sản xuất, v.v...
2.1.4.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công tỵ
Theo chiều dọc: Các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được
giao, trên cơ sở nhận sự quản lý từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống dần. Trên cùng là Đại hội đồng cổ đông rồi đến Ban Giám đốc giám sát điều hành các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, các phòng ban quản lý các cửa hàng, đội xe, xưởng v.v...
Theo chiều ngang: Các phòng ban quan hệ trao đổi thông tin với nhau, phối hợp
với nhau về kế hoạch tài chính để triển khai các công việc một cách hiệu quả nhất.
Theo quan hệ thị trường: Mỗi phòng, mỗi đơn vị trực thuộc đề theo xu hướng
phát triển của Công ty là phát triển hướng ra thị trường, các công việc đều được triển khai một cách linh hoạt với các đối tác, khách hàng và trao nhận thông tin với khách hàng để nắm bắt thông tin, tìm kiếm khách hàng.
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1. Tình hình nguồn nhân lực
Bảng 2.1 : Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng lao động
Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp
Trình độ
Trên đại hoc Đại học Trung cấp Sơ cấp
Chưa qua đào tạo
Giới tính Nam Nữ 276 224 52 0 22 31 198 25 212 64 283 230 53 2 22 33 199 27 215 66 318 252 56 5 23 37 223 30 243 70 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua số liệu ở biểu trên ta thấy, tổng số lao động của Công ty có sự thay đổi, cụ thế là năm 2011 là 283 người, tăng 7 người so với năm 2010; năm 2012 là 318 người, tăng 33 người so với năm 2011.
Nguyên nhân số lao động tăng lên liên tục trong 2 năm là do:
- Yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, bù đắp lượng lao động giảm. - Công ty đưa vào một số cửa hàng, đại lý mới mở rộng.
- Trung tâm đào tạo lái xe tăng lưu lượng hoạt động nên phải nhận thêm nhân lực để đáp ứng khối lượng công việc
* Yêu cầu đối với nguồn nhân lực tại công ty:
Tỷ lệ nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn công việc đạt là 80% Tỷ lệ nhân lực làm đúng chuyên ngành được đào tạo là 86%.
Tỷ lệ nhân lực làm không đúng chuyên ngành được đào tạo là 14%. Tỷ lệ nhân lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là 75%.
2.2.2. Đặc điểm về thị trường.
Theo địa lý
Thị trường kinh doanh chủ yếu của Công ty là ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, và tái xuất sang nước bạn Lào thông qua các chi nhánh, đại lý, cửa hàng của mình trên địa bàn các tỉnh nói trên.
Với mạng lưới phối hợp gồm các chi nhánh, đại lý, cửa hàng rải rộng khắp các tỉnh trên, có thể nói rằng Công ty cung ứng khá đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn mà mình hoạt động.
Mạng lưới phân phối của Công Ty
Bảng 2.2: Danh sách cửa hàng xăng dầu của Công ty
STT CHXD Khu vực Nghệ An
1 CHXD Hưng Bình Số 26 – Nguyễn sĩ Bách – Tp Vinh –NA 2 CHXD Quán Bàu Số 1– Nguyễn Trãi – Tp Vinh - NA
Huyện Nghi Lộc - NA
Số 186 – Nguyễn Văn Cừ - Tp Vinh - NA Số 2 – Lê Hồng Phong – Tp Vinh – NA
CTXD Nghi Lộc CTXD Công Thành CTXD Hưng Phúc CTXD Hồng Phong 3 4 5 6 Xã Công Thành – Huyên Y Thành - NA 7 8 1 STT CTXD Quán Hành CHXD Nghi Hương CHXD CTXD Cửa Lò
Thị trấn Quán Hành– Huyện Nghi Lộc - NA Phường Nghi Tân – Thị Xã Cửa Lò - NA
Khu vực Hà Tĩnh
Xã Nghi Hương – Huyện Nghi Xuân - HT 2
3
CHXD Nghi Xuân CHXD Đức Thọ
Xã Nghi Xuân – Huyện Nghi Xuân - HT Thị Trấn Đức Thọ - Huyện Đức Thọ- HT 4 5 6 CHXD Cam Lộc CHXD Thạch Hà CHXD Cẩm Xuyên
Thị trấn Cam Lộc – Huyện Cam Lộc - HT Thị Trấn Thạch Hà – Huyện Thạch Hà - HT Thị Trấn Cẩm Xuyên - HT 7 8 CHXD Kỳ Anh CHXD Hương Khê
Thị Trấn Kỳ Anh – Huyện Kỳ Anh - HT Thị Trấn Hương Khê – Huyện Hương Khê - HT
Theo khách hàng
Khách hàng của Công ty rất đa dạng, gồm nhiều loại khách hàng khác nhau: Người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng tiêu thụ công nghiệp.
- Người tiêu dùng bán buôn: Bao gồm khách hàng là hộ tiêu dùng công nghiệp, các khách hàng là những người mua hàng tiếp tục cho việc lưu thông ( đại lý, người