Xác định mục tiêu chiến lược vận tải
Mục tiêu chi phí: Là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận tải, nhà quản
trị phải đưa ra những quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ thống logistics.
Mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng: Thể hiện năng lực đáp ứng nhu cầu
khách hàng về thời gian, địa điểm, quy mô và cơ cấu mặt hàng trong từng lô hàng vận tảị
Quyết định phương thức vận tải
Đó là cách thức di chuyển hàng hóa từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hóa sự vận động của hàng hóa trong kênh logistics của doanh nghiệp.
• Vận chuyển thẳng đơn giản: Tất cả các lô hàng được chuyển trực tiếp từ từng nhà cung cấp tới địa điểm của khách hàng.
• Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng: Là hành trình vận chuyển trong đó
xe tải sẽ giao hàng từ một nhà cung ứng tới lần lượt nhiều nhà khách hàng hoặc gộp những lô hàng từ nhiều nhà cung ứng tới một khách hàng.
• Vận chuyển qua trung tâm phân phối: Các nhà cung ứng không vận chuyển
trực tiếp tới địa điểm của khách hàng, mà vận chuyển thông qua một trung tâm phân phối trong một khu vực địa lý nhất định. Sau đó, trung tâm phân phối này chuyển những lô hàng tương ứng đến từng khách hàng trong từng địa bàn của mình.
• Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng: Phối hợp nhiều
lô hàng nhỏ với nhau để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô và giảm số lần vận tảị
• Vận chuyển đáp ứng nhanh: Đây là phương thức vận chuyển phối hợp nhiều
phương án kể trên để tăng mức độ đáp ứng và giảm chi phí trong logistic. Quyết định phương tiện vận tải và con đường vận chuyển
Các quyết định này phụ thuộc vào mục đích bổ sung dự trữ vận tải hay cung ứng hàng hóa để quyết định phương tiện vận tải, con đường vận chuyển để sao cho vận chuyển một cách hiệu quả nhất nhằm giảm bớt được chi phí và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Quyết định lựa chọn đơn vị vận tải: Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu dịch vụ khách hàng, các đặc trưng dịch vụ, chi phí của từng loại phương tiện, khả năng cung ứng của đối thủ canh tranh từ đó lựa chọn đơn vị vận tải thích hợp với mục tiêu chiến lược và mạng lưới vận chuyển đã thiết kế.
Tiêu thức lựa chọn: Lựa chọn đơn vị vận tải thường được phân tích theo các
tiêu thức cụ thể như chi phí, thời gian, độ tin cậy, khả năng tiếp cận, công suất, tính linh hoat và an toàn hàng hóạ
Quy trình lựa chọn đơn vị vận tải:
- Xác định các tiêu thức và tầm quan trọng của mỗi tiêu thức
- Lựa chọn đơn vị vận tải
- Giám sát và đánh giá dịch vụ lựa chọn
Các hãng vận tải hình thành ngày càng nhiều, để lựa chọn được hãng vận tải tốt cần chú ý:
- Tổng chi phí vận chuyển, bao gồm: Chi phí vận chuyển trực tiếp và các chi phí khác như: bao bì, đóng gói, bốc dỡ, nhập kho…Tiền cước vận chuyển và lộ trình vận chuyển của các hãng khác nhau là khác nhaụ Vì vậy, người có nhu cầu vận chuyển cần thu thập đầy đủ các thông tin về các hãng vận tải và lịch trình vận tải của họ.
- Dịch vụ do các hãng vận chuyển cung cấp, các hãng vận chuyển khác nhau cũng sẽ cung cấp những dịch vụ khác nhau, cần phải chú ý đến yếu tố này vì dịch vụ có ảnh hưởng rât lớn đến hiệu quả kinh doanh của công tỵ
- Mối quan hệ giữa hãng vận tải và người có nhu cầu vận tải: Một hãng vận tải quen thuộc, có mối quan hệ tốt, sẽ tạo điều kiện cho khách hàng của mình và tạo sự tin tưởng, giúp người có nhu cầu vận tải giải quyết tốt công việc của mình.
Đối với hoạt động logistics, vận tải ngày một đóng vai trò quan trọng, chi phí vận tải ngày càng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí logistics. Do đó, nó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà quản trị phải luôn quan tâm và cân nhắc đến việc lựa chọn các điều kiện vận tải và vật tư hàng hóa, lựa chọn phương thức vận tải, người vận chuyển, lộ trình vận chuyển…để có được những quyết định đúng đắn nhất.