Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics bao gồm:
1.4.1. Nhân tố nội tại
- Nhân tố quản lý: Muốn tăng cường hiệu quả hoạt động logistics, trước tiên
tốt từng khâu, nắm bắt kịp thời thông tin chính xác để từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn, không gây tổn thất cho công tỵ
Logistics là một chuỗi các hoạt động có mối liên quan mật thiệt với nhau và tác đông qua lại, cần có sự quản lý tốt cho từng khâu trong chuỗi hoạt động để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Nhân tố nguồn lực: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực cũng
chính là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có hiệu lực quản trị logistics, trước hết cần tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao để doanh nghiệp hoạt động và điều hành bộ máy logistics một cách hiệu quả nhất.
Nếu nhân sự giữa các bộ phận kho, vân Chuyển, dự trữ đều là người có trình độ và được đào tạo một cách bài bản thì họ sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu mà công ty giao cho họ. Bên cạnh đó trong công việc họ luôn sáng tạo, tìm tòi những phương pháp, cách làm hiệu quả nhất giúp ích cho công việc của mình đồng thời tăng năng suất lao động.
- Cơ sở vật chất: Gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Các cơ sở này cần phải được phối hợp với nhau một cách đồng bộ giúp cho sự liên kết giữa các bộ phận được dễ dàng hơn. Nếu một trong những cơ sở trên không được đầu tư và quan tâm thì sẽ gây gián đoạn trong hoạt động logistics của công tỵ Nên có những chính sách cụ thể về việc nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng đề đảm bảo phục vụ tốt nhất cho hoạt động logistics của mình.
Ngoài những cơ sở hạ tầng trên còn cơ sở giao thông vận tải, là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm cho chi phí dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của quản trị logistics tại doanh nghiệp.
- Vốn: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, yếu tố vốn cũng vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong hoạt động logistics, doanh nghiệp cần có năng lực tài chính nhất định, chẳng hạn như đầu tư máy móc trang thiết bị phục vị cho hoạt động vận chuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện, hay đầu tư xây dựng thêm các kho bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài
- Đặc điểm khách hàng: Với mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, hay tổ chức đều ảnh hưởng đến logistics của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và khách hàng cần
có sự phối hợp nhip nhàng, trao đổi, cung cấp cho nhau những thông tin nhanh chóng, chính xác nhất giúp cho hoạt động logistics của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
VD: Doanh nghiệp nhận được những thông tin về hàng hóa từ khách hàng qua từng thời điểm, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách dự trữ tốt để luôn đảm bảo lượng hàng cung ứng cho khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp phải biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là
ai để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Biết rõ đối thủ cạnh tranh đã làm như thế nào để phân phối hàng hóa đến khách hàng của họ và mức độ hài lòng khách hàng của đối thủ cạnh tranh để từ đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách, những ưu đãi hợp lý hơn.
- Nhà cung ứng: Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa
khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào, hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, trên một phương diện nào đó, sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc đối với một số doanh nghiệp.
- Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm khác tương
đương về công dụng ( hoặc nhu cầu tiêu thụ ) khi có điều kiện thay đổi, hàng thay thế thường có chất lượng tương đương và mức giá tương đương. Các công ty không những quan tâm đến đối thủ canh tranh, mà còn đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm thay thế trên thị trường.
vd: Có một số quốc gia như Trung Quốc sản xuất hàng hóa giá rẻ với chất lượng trung bình và thấp có thể được xem là hàng hóa thay thế cho các sản phẩm cao cấp từ các nước khác, do đó tăng tính cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng. Một số khách hàng không quan tâm lắm đến chất lượng của hàng hóa, họ chỉ quan tâm hàng hóa có thể thay thế được hay không với giá cả phải chăng.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh
trong cùng ngành sản xuất, kinh doanh nhưng có khả năng cạnh tranh khi họ gia nhập ngành, đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tạị Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành vì càng nhiều doanh nghiệp trong nhành thì cạnh tranh càng khốc liệt, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổị
- Pháp luật và chính sách quản lý: Để phát triển, nâng cao hiệu lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy
định liên quan đến lĩnh vực logistics, với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch.
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, kinh doanh cũng sẽ có những quyết định phù hợp của riêng mình.
- Yếu tố hội nhập: Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, toàn cầu hóa
tạo ra sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi lĩnh vực, mọi quốc giạ Qúa trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với lợi thế so sánh…phân công lao động của khu vực và thế giớị Quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở xa, khách hàng không chỉ ở nội tại mà ở khắp nơi trên thế giớị
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
NGHỆ TĨNH.
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần vận tải và dịch vu Petrolimex Nghệ Tĩnh.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh tiền thân là Xí nghiệp vận tải cơ khí thuộc Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh - Đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Ngày 03/10/2000, theo QĐ 1364/2000/QĐ-BTM của Bộ Thương mại, Xí nghiệp vận tải cơ khí thuộc Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh chuyển thành Công ty CP vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (viết tắt: PTS Nghệ Tĩnh). Những năm đầu thành lập, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do quy mô của Công ty nhỏ, hoạt động đơn chiếc, lực lượng lao động mỏng.
Đến nay, Công ty đã thực sự lớn mạnh, khẳng định được thương hiệu trên thương trường và đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng ghi nhận dựa trên các mô hình kinh doanh hoạt động ngày càng hiệu quả.
a) Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh.
Tên giao dịch: Petrolimex NgheTinh transportation and service joint - stock companỵ
Tên viết tắt: PTS Nghệ Tĩnh
b) Trụ sở giao dịch: Quán Bánh - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An. Điện thoại: 0383.851.915
Fax: 0383.851.886
Email: PTS nghetinh@yahoọcom
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 27.03.000.009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp.
d) Vốn điều lệ: 23.000.000.000 VNĐ Chủ tịch HĐQT: ông Trần Mạnh Thắng GĐ Công ty: ông Võ Văn Tân.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty PTS Nghệ Tĩnh có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng bán buôn, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn 2 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, và vận chuyển hàng tái xuất sang nước bạn Lào, vận chuyển và tổ chức vận tải xăng dầu bằng đường bộ,. Ngoài ra công ty còn có dịch vụ vận tải các loại hàng hóa khác trực thuộc công ty như gas, khí đốt, hàng tiêu dùng…khi khách hàng có nhu cầu vận tảị
Công ty PTS Nghệ Tĩnh là thành viên trực thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Chủ tich Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Công ty PTS Nghệ Tĩnh trực tiếp tổ chức quá trình vận tải xăng dầu bằng đường bộ. Ký hợp đồng vận tải xăng dầu với các đơn vị có nhu cầu vận tải, vận chuyển xăng dầu cho các đơn vị trong ngành. Cung ứng xăng dầu cho các đại lý đóng trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh.
Xây dựng các tiêu chí kỹ thuật, tiến hành hạch toán kinh tế vận tải, phấn đấu hạ thấp giá thành vận tảị Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, để nâng cao năng lực vận tải và cung ứng xăng dầụ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư, tiền vốn.
Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ pháp luật về ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước đề rạThực hiện đầy đủ các quyền lợi công nhân viên theo lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hộị
2.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, vật tư thiết bị chuyên dùng, hàng tiêu dùng, vật tư xây dựng.
- Vận tải xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, vật tư thiết bị chuyên dùng, hàng tiêu dùng, vật tư xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật trung, đại tu, sửa chữa, cải tạo phương tiện xe, máy móc.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế. - Dịch vụ đào tạo dạy nghề, đào tạo lái xe, v.v...
2.1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động kinh doanh cả thương mại hàng hóa lẫn kinh doanh dịch vụ. Kinh doanh hàng hóa là kinh doanh xăng dầu và một số sản phẩm hóa dầụ Kinh doanh dịch vụ như: vận tải xăng dầu, vận tải vật tư thiết bị chuyên dùng và vận tải khác, khách sạn, dịch vụ sửa chữa xe cơ giới, đào tạo lái xe, dịch vụ lắp đặt, sữa chữa công nghệ xăng dầụ
2.1.4. Cơ cấu tổ chức Công tỵ
Cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị - là cơ quan quản lý của Công tỵ Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn: công ty cung cấp)
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh
Xưởng sửa chữa
Các tổ sản xuất
Các đội xe Các đội xe
2.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban. ạ Ban Giám đốc Công ty. ạ Ban Giám đốc Công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty:
Chủ tịch HĐQT công ty do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên của HĐQT, là đại diện của cổ đông chi phối, do cổ đông chi phối đề cử. Chủ tịch HĐQT có các nhiệm vụ và quyền hạn như:
Lập chương trình kế hoạch hoạt động của HĐQT, quy định về lề lối làm việc trong HĐQT và phân công công tác cho các thành viên HĐQT.
Chuẩn bị chương trình, nội dung nghị sự, soạn thảo nghị quyết và các tài liệu, triệu tập, chủ toạ các cuộc họp HĐQT và Đại hội đồng cổ đông.
Theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT. Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh...
Giám đốc Công ty:
Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người quản lý, điều hành và quyết định mọi hoạt động diễn ra hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Là người đại diện pháp nhân của Công tỵ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công tỵ
Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị.
Ký tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế và dân sự với khách hàng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc ký kết thực hiện đó.
Đề xuất việc cử cán bộ đi công tác, đào tạo tại nước ngoài theo các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, giám đốc Công ty còn có các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác được quy định trong điều lệ công ty, trong luật doanh nghiệp và trong những quy định của Hội đồng quản trị.
Phó Giám đốc Công ty:
Là người làm việc cho Giám đốc, được giám đốc ủy quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, hoặc công việc cụ thể khác và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc Công ty về phần việc được giao.
Ban Giám đốc có các chức năng chủ yếu sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch đầu tư của Công tỵ
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị chuẩn y về chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về các dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty, quy hoạch đào tạo cán bộ và lao động, phương án phân công kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện các phương án đã được duyệt.
- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Ký và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế và dân sự với khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc ký kết, thực hiện đó.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về những sai phạm của mình gây tổn thất cho Công tỵ
Ngoài ra, Ban Giám đốc Công ty có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác được quy định trong điều lệ Công ty, trong Luật doanh nghiệp và trong những quy định của Hội đồng quản trị.
b. Phòng kinh doanh