Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động Logistics tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Trang 51)

- Đặc điểm khách hàng: Với mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, hay tổ chức đều ảnh hưởng đến logistics của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và khách hàng cần

có sự phối hợp nhip nhàng, trao đổi, cung cấp cho nhau những thông tin nhanh chóng, chính xác nhất giúp cho hoạt động logistics của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

VD: Doanh nghiệp nhận được những thông tin về hàng hóa từ khách hàng qua từng thời điểm, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách dự trữ tốt để luôn đảm bảo lượng hàng cung ứng cho khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp phải biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là

ai để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Biết rõ đối thủ cạnh tranh đã làm như thế nào để phân phối hàng hóa đến khách hàng của họ và mức độ hài lòng khách hàng của đối thủ cạnh tranh để từ đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách, những ưu đãi hợp lý hơn.

- Nhà cung ứng: Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa

khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào, hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, trên một phương diện nào đó, sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc đối với một số doanh nghiệp.

- Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm khác tương

đương về công dụng ( hoặc nhu cầu tiêu thụ ) khi có điều kiện thay đổi, hàng thay thế thường có chất lượng tương đương và mức giá tương đương. Các công ty không những quan tâm đến đối thủ canh tranh, mà còn đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm thay thế trên thị trường.

vd: Có một số quốc gia như Trung Quốc sản xuất hàng hóa giá rẻ với chất lượng trung bình và thấp có thể được xem là hàng hóa thay thế cho các sản phẩm cao cấp từ các nước khác, do đó tăng tính cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng. Một số khách hàng không quan tâm lắm đến chất lượng của hàng hóa, họ chỉ quan tâm hàng hóa có thể thay thế được hay không với giá cả phải chăng.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh

trong cùng ngành sản xuất, kinh doanh nhưng có khả năng cạnh tranh khi họ gia nhập ngành, đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tạị Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành vì càng nhiều doanh nghiệp trong nhành thì cạnh tranh càng khốc liệt, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổị

- Pháp luật và chính sách quản lý: Để phát triển, nâng cao hiệu lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy

định liên quan đến lĩnh vực logistics, với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch.

- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, kinh doanh cũng sẽ có những quyết định phù hợp của riêng mình.

- Yếu tố hội nhập: Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, toàn cầu hóa

tạo ra sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi lĩnh vực, mọi quốc giạ Qúa trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với lợi thế so sánh…phân công lao động của khu vực và thế giớị Quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở xa, khách hàng không chỉ ở nội tại mà ở khắp nơi trên thế giớị

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX

NGHỆ TĨNH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động Logistics tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Trang 51)