Dự trữ gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, trong đó có một số tiêu thức phân loại dự trữ trong hoạt động logistics sau:
• Phân loại theo vị trí của hàng hóa trên dây chuyền cung ứng: Dự trữ tồn tại trên
suốt dây chuyền cung ứng, ở tất cả các khâu: Nhà cung cấp – thu mua, thu mua – sản xuất, sản xuất – marketing..v.v..
• Phân loại theo công dụng của dự trữ: Được phân theo công dụng của quá trình
dự trữ như dự trữ bảo hiểm, dự trữ chuẩn bị, dự trữ định kỳ.
- Dự trữ bảo hiểm: Để phòng ngừa những rủi ro, bất trắc trong quá trình cung ứng. - Dự trữ chuẩn bị: Chuẩn bị cho việc giao hàng cho khách hàng như: kiểm tra, bao bì đóng gói, lập chứng từ…
- Dự trữ định kỳ: Đảm bảo cho việc bán hàng/sản xuất hàng hóa được tiến hành liên tục giữa hai kỳ đặt hàng/mua hàng liên tiếp. Dùng để đảm bảo hàng hóa dự trữ đầy đủ và đáp ứng tốt cho hoạt động logistics diễn ra được liên tục.
• Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ: Bao gồm một số loại dự trữ
dựa trên nguyên nhân phát sinh như dự trữ trong quá trình vận tải, dự trữ để đầu cơ, dự trữ theo mùa vụ, dự trữ do hàng không bán được…
- Dự trữ trong quá trình vận tải: Là việc dự trữ trên đường đi, nó bao gồm : dự trữ hàng hóa chuyên chở trên các phương tiện vận tải, quá trình xếp dỡ, chuyển tải hay lưu kho tại các đơn vị vận tảị
- Dự trữ để đầu cơ:Dự trữ hàng hóa nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho công ty, có thể ở các hình thức như mua lượng hàng hóa lớn để dự trữ do giá báo tăng hay đang trong tình trạng khan hiếm.
- Dự trữ theo mùa vụ: Dự trữ nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của khách hàng, sử dung loại dự trữ này đối với những hàng hóa có tính chất tiêu dùng theo mùa vụ như quần áọ
- Dự trữ do hàng không bán được: Dự trữ khi hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, do nhu cầu thay đổi hoặc những nguyên nhân chủ quan khác như hàng bị lỗi mốt, lỗi thờị Để giảm thiểu hoạt động dự trữ này, các công ty có những biện pháp như bán giảm giá, chuyển hàng sang khu vực khác, khuyến mãi…
• Phân loại theo vị trí trong hệ thống logistics: Là việc dự trữ hàng được phân
theo quy trình của một chuỗi hoạt động logistics như dự trữ trong kho, dự trữ trên đường vận chuyển.
- Dự trữ trong kho bao gồm dự trữ trong kho vật tư, dự trữ trong kho bán thành phẩm, dự trữ trong kho thành phẩm…Lượng dự trữ này đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh được liên tục và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Dự trữ hàng hóa trên đường vận chuyển là dự trữ hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng. Thời gian được tính là dự trữ hàng hóa trên đường vận chuyển gồm: Thời gian hàng hóa được chuyên chở trên phương tiện vận tải, thời gian bốc dỡ, chuyển tải, thời gian hàng được bảo quản, lưu trữ tại kho bãi của đơn vị vận tảị