Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 41)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.4. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT biểu hiện 4 nhóm vấn đề cốt lõi cho công tác quản trị nói chung và cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của một doanh nghiệp. Ma trận SWOT gồm 4 chữ viết tắt trong tiếng anh là: Strenghts (các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội), Threats (Các nguy cơ).

Ma trận SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một doanh nghiệp. Phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Các bước để xây dựng ma trận SWOT như sau:

Bước 1: Xác định những cơ hội và nguy cơ chính của doanh nghiệp. Các cơ hội và nguy cơ được rút ra từ việc doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài. Trong thực tế, doanh nghiệp sẽ xác định được rất nhiều cơ hội và nguy cơ. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải lựa chọn những cơ hội và nguy cơ chủ yếu. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần sử dụng công cụ ma trận EFE.

Bước 2: Xác định những điểm mạnh và điểm yếu chính của doanh nghiệp. Những điều này được rút ra từ việc phân tích môi trường nội bộ thông qua quá trình đánh giá các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ bên trong doanh nghiệp. Việc lựa chọn các điểm mạnh và điểm yếu chính dựa vào công cụ ma trận IFE.

Bước 3: Tổng hợp kết quả và hình thành ma trận SWOT (bảng 1.7). Một doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa

.

các điểm mạnh và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể khắc phục điểm yếu của mình để dành được những cơ hội hấp dẫn.

Nhóm phương án các chiến lược được hình thành:

+ Các chiến lược SO nhằm khai thác, sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp phát huy tối đa với các cơ hội từ môi trường bên ngoài.

+ Các chiến lược WO giúp cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài đang tồn tại.

+ Các chiến lược ST sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để đối phó các nguy cơ từ bên ngoài.

+ Các chiến lược WT khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ bên ngoài.

Bảng 1.7: Ma trận SWOT

Ngô Kim Thanh (2011)

Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT. Mục đích của việc lập ra ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)