6. Kết cấu của đề tài
3.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm. Do những đặc tính của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào quy trình sản xuất. Nguyên vật liệu tốt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật cùng với trình độ nhất định về công nghệ, tay nghề và quản lý là cơ sở để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức công tác cung ứng nguyên vật liệu một cách hợp lý đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu cho sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với ngành bia, trong thời gian qua chúng ta phải nhập khẩu một lượng lớn đại mạch nên cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu này để hạn chế nhập khẩu. Do giống đại mạch hiện có không thích hợp với khí hậu nước ta nên cần tăng cường phối hợp với các nhà khoa học để tìm ra các giống đại mạch mới phù hợp hơn.
Sản phẩm của công ty đều được sản xuất từ một dây chuyền cho nên chất lượng sản phẩm có thể nói là như nhau trong một mẻ. Do đó, việc đảm bảo chất lượng các nguyên vật liệu không tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm cuối quy trình. Đối với các nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài như malt bia, houblon cần phải được xem xét cẩn thận, kiểm tra chặt chẽ về chất lượng trước khi nhập. Các nguyên liệu trong nước gồm gạo và vật liệu phụ cũng cần phải kiểm tra một cách kỹ lưỡng.
Trong nhiều trường hợp để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của khách thì cần có một lượng nguyên vật liệu dự trữ nhất định, nhằm phòng tránh các rủi ro trong quá trình cung ứng. Vì vậy, công ty cần có hệ thống kho dự trữ hợp lý, tránh dự trữ quá nhiều hoặc quá ít ảnh hưởng tới chi phí, quy mô và phương tiện bảo quản.
Công tác quản lý chất lượng được thực hiện tốt sẽ là yếu tố chính đảm bảo cho sản phẩm có đầy đủ các đặc tính thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức lao động, con người, phương pháp sản xuất. Tổ chức lao động chính là việc sắp xếp một cách có khoa học những công việc phù hợp với từng công nhân, cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện đúng các phương pháp sản xuất.
Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho từng bộ phận. Tổ chức tốt công tác quản lý chất lượng thông qua việc thành lập các nhóm chất lượng trong từng khâu, từng giai đoạn công việc. Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp của sản phẩm theo thiết kế, công thức sản xuất và là cơ sở cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ phận, các khâu trong quy trình sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm cần phải thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Các khâu, các bộ phận cần tự quản lý chất lượng trong khâu của mình, điều này sẽ góp phần tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng. Để quản lý chất lượng tốt thì ngay từ khâu đầu là nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cho đến khi bán được hàng cần phải thực hiện một cách đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ.