Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 74)

6. Kết cấu của đề tài

2.5.2. Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế hiện nay biến động rất khó lường, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra mạnh mẽ nên nền kinh tế giữa các nước bị ràng buộc với nhau là điều không thể tránh khỏi. Việc một quốc gia lớn gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng không chỉ trong quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO (2007), trở thành thành viên ASEAN AEC (2015), và sắp tới là TPP đều là những cơ hội và thách thức lớn về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các rào cản thị trường và hạn chế thương mại bị loại bỏ dần, khả năng tiếp cận nguồn vốn, thị trường nước ngoài tốt hơn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của các ngành nghề kinh doanh. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng hàng năm GDP của Việt Nam đạt trong khoảng từ 5-7% khá ổn định nhưng vẫn thấp hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm CPI (bảng 2.10).

Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 là năm có tăng trưởng cao nhất (6,78%) trong 5 năm từ 2009-2013 nhưng so với mức lạm phát cùng năm thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều với CPI là 11,75%. Trong khi đó, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất với CPI là 18,13%. Nguyên nhân chủ yếu đẩy CPI của 2 năm 2010 và 2011 lên cao là do nhà nước đầu tư công quá mức, thêm vào đó là sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 đã và đang từng bước phục hồi với mức tăng trưởng GDP là 5,42% cao hơn so với năm 2012 là 5,03%. Lạm phát trong 2 năm này cũng đã được kiềm chế dưới 10%, tuy vẫn cao hơn mức tăng GDP nhưng có dấu hiệu giảm dần với năm 2012 (6,81%) và năm 2013 (6,04%).

Việc lạm phát vẫn còn tăng cao hơn tăng trưởng có nghĩa là dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng nhưng thu nhập thực tế của người dân giảm hay nói cách khác người dân có thể cầm trên tay nhiều tiền hơn, nhưng sức mua thực tế lại giảm đi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tiêu thụ của ngành Bia vì đây là ngành thực phẩm phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân.

Lãi suất tại các ngân hàng Việt Nam năm 2013 đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát. Lãi suất huy động giảm từ 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức thấp 7-9%/năm, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm. Việc lãi suất giảm tác động tích cực đến tiêu dùng của người dân và giúp tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Về thuế suất, bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước. Do đặc thù như vậy nên các công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự thay đổi chính

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP 5,23 6,78 5,89 5,03 5,42

sách thuế của Chính Phủ. Ngày 14/11/2008 Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 đã ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Theo đó thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia được áp dụng ở mức thuế suất 45% từ ngày 01/01/2010 và chịu mức thuế suất 50% kể từ ngày 01/01/2013. Mức thuế suất mới sẽ làm các doanh nghiệp bia địa phương gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển.

Tỷ giá ngoại tệ trong những năm qua có sự biến động, tăng dần. Đối với các công ty sản xuất bia thì sự biến động về tỷ giá ảnh hưởng mạnh tới kết quả sản xuất kinh doanh do phần lớn các nguyên vật liệu chính để sản xuất bia đều phải nhập khẩu. Sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn tới giá nguyên vật liệu đầu vào và ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các công ty trong ngành.

Như đã phân tích, những yếu tố từ môi trường kinh tế tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với các công ty trong ngành bia, các yếu tố kinh tế chính ảnh hưởng lên ngành chủ yếu là:

- Lạm phát tăng cao hơn tăng trưởng, thu nhập thực tế của người dân giảm dẫn đến nguy cơ cho ngành là giảm sản lượng bán và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)