Đội ngũ nhân viên

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 67)

tâm với công ty 0,11 3 0,33

11 Công ty chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân

lực lâu dài 0,08 2 0,16

12 Ban quản trị là những người có tham vọng,

tầm nhìn với năng lực chuyên môn cao 0,10 3 0,30

Tổng cộng 1,00 2,56

Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp của tác giả

Từ bảng 2.7, ta thấy mức độ quan trọng của yếu tố “Đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề và tận tâm với công ty” bằng 0,11 là cao nhất so với các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngành đồng thời điểm phân loại của nó bằng 3 chứng tỏ công ty có thế mạnh với yếu tố này. Trong khi đó, điểm yếu lớn nhất của công ty là “Số lượng hàng tồn kho còn khá cao” được phân loại bằng 1.

Qua phân tích môi trường nội bộ công ty, hình thành nên ma trận đánh giá các yếu tố bên trong với số điểm quan trọng tổng cộng là 2,56 cao hơn số điểm trung bình là 2,50 cho thấy năng lực hoạt động của các bộ phận chức năng trong nội bộ công ty

chỉ ở mức trên trung bình. Để có được những chiến lược kinh doanh hợp lý, các nhà quản trị công ty nắm rõ tình hình hoạt động trong nội bộ công ty từ đó sớm khắc phục các điểm yếu và phát huy tối đa điểm mạnh mà công ty có.

Từ ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE, ta xác định được các điểm mạnh và các điểm yếu chính của doanh nghiệp để xây dựng ma trận SWOT. Theo đó, các yếu tố bên trong của ma trận IFE có mức phân loại (3 hoặc 4) là những điểm mạnh còn các yếu tố còn lại với mức phân loại (1 hoặc 2) là những điểm yếu.

2.4. Tổng quan về ngành công nghiệp bia Việt Nam

2.4.1. Thực trạng phát triển và phân bổ ngành công nghiệp bia

Bia (beer) là đồ uống được chế biến chủ yếu từ đại mạch nảy mầm (thóc malt), hoa bia (houblon), nguyên liệu phụ là gạo, ngô và nước. Bia là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công nghiệp tiêu dùng quan trọng, có mức tăng trưởng cao. Ngày nay không nước nào trên thế giới là không sản xuất hoặc tiêu thụ bia.

Quy mô Ngành bia Việt Nam năm 2013 ước đạt trên 4,6 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tốc độ bình quân tăng trưởng là 11-15%. Thu nhâp bình quân đầu người tăng (gấp 5 lần từ 2000 đến 2013, đạt gần 1.960 USD) và dân số ở độ tuổi uống bia (20-40 tuổi) được dự báo sẽ còn tăng khoảng 5%/năm là những nhân tố giúp ngành giữ được mức tăng trưởng khá (Euromonitor, 2013).

Từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiệp bia phát triển khá mạnh, số lượng các doanh nghiệp sản xuất của ngành không ngừng tăng lên. Năm 2000, số lượng doanh nghiệp là 122, năm 2005 là 163, thì đến năm 2013 là 210 (Theo TCTK). Tốc độ

phát triển bình quân năm (%/năm) là 5,97% giai đoạn 2000-2005 và 4,31% giai đoạn

2006-2013. Việc số lượng doanh nghiệp sản xuất bia có phần tăng chậm lại là do một số doanh nghiệp nhỏ đã sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn, một số khác do hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể.

Ngành công nghiệp bia thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế như bảng 2.8.

Bảng 2.8: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế (%)

Doanh nghiệp Năm 2000 Năm 2005 Năm 2013

DN Nhà nước 66,69 63,15 45,27

DN ngoài Nhà nước 5,35 13,54 28,89

DN có vốn ĐTNN 27,96 23,31 25,84

Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành, tuy nhiên số lượng này lại đang có chiều hướng giảm sút rõ rệt từ năm 2000 chiếm 66,69% thì đến năm 2013 chỉ còn 45,27%. Nguyên nhân của hiện tượng này là các công ty nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa hoặc trở thành các công ty con của Sabeco và Habeco. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài Nhà nước có tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 5,35% năm 2000 lên đến 28,89% năm 2013. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thay đổi không đáng kể.

Các doanh nghiệp sản xuất trong ngành phân bổ không đều, phần lớn ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Sản xuất bia tập trung vào một số khu vực chính: Hồ Chí Minh (chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc), Hà Nội: 13,44%, Hải Phòng: 7,47%, Bình Dương: 6,57%, Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%, Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83% (Euromonitor, 2013).

Thị phần ngành bia không thay đổi nhiều trong thập kỷ qua với sự vững mạnh của 3 doanh nghiệp là Sabeco, Habeco và VBL (hình 2.3). Tuy nắm tới 83% thị phần trong cả nước, nhưng giữa các doanh nghiệp này cạnh tranh khá lành mạnh.

47,5% 18,2% 17,3% 1,4% 2,1% 7,8% 5,7% Sabeco Vietnam Brewery Ltd (VBL) Habeco Bia Huế

Bia Thanh Hóa

Nhà máy Bia ĐNA

Khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Thị phần ngành công nghiệp Bia Việt Nam

Nguồn: Euromonitor (2013)

Đứng đầu về thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%). Tuy nắm tới 83% thị phần trong cả nước, nhưng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh khá lành mạnh. Do bia không phải là hàng hóa thiết yếu, các doanh nghiệp vẫn

chưa thấy xuất hiện biểu hiện độc quyền nhóm với các hành vi thao túng thị trường, lũng đoạn giá cả, lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh. Bia Huế chiếm 7,8% chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, tại các địa phương đều có những sản phẩm bia đặc trưng được sản xuất và tiêu thụ cho từng vùng nhưng chiếm thị phần không đáng kể.

Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhập, cách thể hiện đẳng cấp người dùng, bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần. Trong đó phân khúc trung và cao cấp cạnh tranh khá gay gắt với các dòng sản phẩm Sài gòn, 333 (Sabeco), Tiger, Heineken (VBL), Hà nội (Sabeco), Huda (Huế), Carlbergs (Nhà máy bia ĐNA)…

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các công ty sản xuất không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các sản phẩm mới với tiêu chí đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng như tiện lợi, đảm bảo sức khỏe và hợp khẩu vị của người tiêu dùng.

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bia

Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao, doanh thu 2013 đạt hơn 64.000 tỷ đồng. Mặc dù kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc, nhưng những khó khăn còn rất lớn, nhiều ngành đối mặt với thua lỗ, GDP giảm sút. Trong bối cảnh ấy, ngành sản xuất bia trong nước được coi như một điểm sáng khi vẫn tăng trưởng đều đặn ở mức 10%/năm với sản lượng đạt gần 3 tỷ lít trong năm 2013 như bảng 2.9.

Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, hơn 3 tỷ lít bia đã được tiêu thụ ở Việt Nam trong năm 2013. Bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 32 lít/năm khiến Việt Nam trở thành "quán quân uống bia" ở khu vực ASEAN và thứ ba châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể thấy thị trường bia Việt Nam hiện nay vừa tiềm năng từ nguồn cầu nhưng cũng đầy thách thức cạnh tranh từ nguồn cung.

Bảng 2.9: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của ngành bia Việt Nam Sản lượng của năm (tỷ lít) Tốc độ tăng trưởng (%/năm) Sản lượng

ngành Bia 2010 2011 2012 2013 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Sản xuất 2,47 2,68 2,83 2,9 8,5 % 5,7 % 2,5 %

Tiêu thụ 2,38 2,68 2,72 3,04 12,6 % 1,5 % 11,8 %

Nguồn: Bộ công thương, TCTK (2014).

Từ bảng trên, ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của ngành bia 2013 vẫn đảm bảo mức tăng trưởng so với năm 2012, sản lượng sản xuất bia đạt 2,9 tỷ lít tăng 2,5%,

sản lượng tiêu thụ đạt 3,04 tỷ lít tăng 11,8%. Tuy nhiên nếu nhìn chung từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành bia nói chung đang trong xu thế giảm dần. Cụ thể, sản lượng bia sản xuất năm 2011/2010 tăng 8,5%, 2012/2011 tăng 5,7% và năm 2013/2012 là 2,5%. Nguyên nhân bởi các doanh ngiệp trong ngành bia đã phải nộp mức thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao là 50%, đồng thời thuế suất bảo hộ giảm dần theo cam kết và mối nguy về sự xâm nhập của bia ngoại...

Sản lượng bia tiêu thụ năm 2011/2010 tăng trưởng 12,6%, năm 2012/2011 tăng trưởng chững lại 1,5%, năm 2013/2012 tăng trưởng 11,8%. Mức tăng nói chung không đều đặn, nhưng ở mức tương đối cao, so với mức tăng trưởng sản xuất. Với sức tiêu thụ khổng lồ hiện nay dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường trong ngành bia tăng cùng với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.

Mức tiêu thụ bia phụ thuộc nhiều vào mức sống, tập quán truyền thống hay thói quen của người tiêu dùng. Điều này giải thích tại sao một nhãn hiệu bia bán rất chạy ở vùng này mà lại không bán được ở vùng khác. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần xác định từng phân khúc thị trường cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Hàng năm, bia được nhập khẩu phần lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của một số dân cư có thu nhập, có sở thích tiêu dùng riêng và một bộ phận người ngoại quốc sống, làm việc tại Việt Nam. Bia được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều chủng loại và hình thức, chiếm tỷ trọng cao vẫn là các thương hiệu nổi tiếng như Heineken, Tiger. Bia xuất khẩu phần lớn là bia lon và bia chai của các hãng sản xuất lớn trong nước đến các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Nga và các nước Đông Nam Á.

Ngành bia luôn phải song hành cùng phải vấn nạn “hàng giả, hàng nhái” gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Các thương hiệu uy tín trên thị trường dễ bị làm giả, ảnh hưởng đến uy tín nhà sản xuất cũng như sức khỏe người tiêu dùng, gây thất thu thuế cho nhà nước.

Nhìn chung, thị trường bia Việt được đánh giá cao theo nhiều khảo sát của các tổ chức nước ngoài. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia trong những năm tới vẫn không có dấu hiệu suy giảm, bia ngoại vẫn tiếp tục đổ bộ, cạnh tranh sẽ tiếp tục gay gắt. Khi đó chiến lược quảng bá là yếu tố quyết định đến thành bại của doanh nghiệp, không chỉ ở những sản phẩm đã tồn tại mà cả các sản phẩm mới có mặt trên thị trường.

2.4.3. Máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên vật liệu của ngành công nghiệp bia

2.4.3.1. Máy móc thiết bị và công nghệ

Máy móc thiết bị và công nghệ là các yếu tố tác động mạnh đến năng suất, mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tạo ra chất lượng và sự phong phú về chủng loại sản phẩm. Các máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại thường tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, công suất lớn hơn và chất lượng ổn định hơn.

Các nhà máy bia ở Việt Nam có công suất trên 100 triệu lít/năm đều đầu tư đồng bộ toàn bộ thiết bị tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ Đức, Ý, Mỹ… Quá trình nấu bia được điều khiển, kiểm tra hoàn toàn bằng máy tính. Hệ thống điều khiển lên men tự động hóa luôn đảm bảo ổn định cho quá trình lên men bia. Hệ thống lọc, dây chuyền rửa chai, chiết lon, chai tự động hóa.

Các nhà máy có công suất trên 20 triệu lít/năm đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các cơ sở sản xuất bia còn lại với công suất thấp vẫn đang trong tình trạng thiết bị lạc hậu, không đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các cơ sở sản xuất bia trong nước cũng đã từng bước ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, sử dụng các sản phẩm enzym đặc hiệu, an toàn về vệ sinh thực phẩm giúp nâng cao tỷ lệ chất lượng nguyên liệu thay thế, rút ngắn thời gian đường hóa và lên men, tiết kiệm năng lượng để hạ giá thành sản phẩm.

Đặc biệt, công nghệ sản xuất có vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm của ngành bia. Sự phát triển của công nghệ sản xuất thường cho phép các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm an toàn hơn do loại bỏ được nhiều chất độc hại trong các khâu chế biến. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể là bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm khác biệt có khả năng cạnh tranh và giá trị thương hiệu cao.

2.4.3.2. Nguyên vật liệu sản xuất

Nguyên liệu chính (chiếm 60-70% lượng nguyên liệu) để sản xuất bia là hạt đại mạch (malt), cùng với hoa bia houblon, do trong nước chưa sản xuất được, nên phải nhập khẩu 100%. Theo Hiệp hội Rượu, bia, nước giải khát Việt Nam, mỗi năm Việt Nam nhập trung bình 120.000 đến 130.000 tấn malt tương đương với 50 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên gần 100 triệu USD trong vài năm tới. Malt nhập khẩu có thể được thay thế bằng Malt chế biến từ đại mạch trồng trong nước. Việc trồng thử nghiệm cây lúa mì (tiểu mạch) và đại mạch ở Việt Nam cho kết quả chưa thực sự khả thi vì điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện khí hậu không thích hợp, chất lượng của đại mạch ảnh hưởng đến chất lượng lên men bia, vị bia. Ðể nhân cấy và phát triển lên vài nghìn ha cần phải có một thời gian dài trong nhiều năm nữa, và cũng chỉ thay thế được khoảng 10% malt nhập khẩu.

Hoa bia houblon là nguyên liệu chính thứ 2 dùng để sản xuất bia, nó góp phần tạo ra mùi vị đặc trưng của bia và được sử dụng như một chất bảo quản bia, làm tăng tính ổn định, khả năng tạo bọt. Việc trồng hoa houblon đòi hỏi nhiều sự chăm sóc, các yếu tố kỹ thuật cao và khí hậu thích hợp, do đó Việt Nam chưa trồng được loại hoa này nên phải nhập khẩu hoàn toàn.

Gạo, ngô là một trong những nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia, dùng nguyên liệu này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Gạo, ngô của Việt Nam là nguồn nguyên liệu dồi dào và sẳn có trong nước.

Sự phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, lợi nhuận

của doanh nghiệp. Tỷ lệ nguyên liệu chung cho bia ở Việt Nam là 70% lúa mạch, 30% gạo (ngô) và hoa houblon, ngoài ra còn có nước, nấm men enzyme và các nguyên liệu phụ trợ khác. Như vậy, trong giá trị 1 lít bia thành phẩm có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm 82,3% (gồm 55,6% malt, 21,1% gạo và gần 7% houblon). Nhà sản xuất

chỉ thu về với biên lợi nhuận khoảng từ 18-20%” (Bộ công thương, 2013)

Nếu nguyên vật liệu chính (gồm malt và houblon) cho ngành còn và sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, thì doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn do không làm chủ được nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.5. Phân tích môi trường tổng quát (vĩ mô)

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài, có vai trò như là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên cũng không nằm ngoài sự tác động đó, thực tế cho thấy các công ty không thể kiểm soát các biến cố đem lại từ môi trường bên ngoài này mà chỉ có thể tận dụng các thông tin thu thập được làm tăng cơ hội thuận lợi và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Dựa vào mô hình PEST (hình 1.7 chương 1) để phân tích các yếu tố của môi trường tổng quát (vĩ mô) tác động đến công ty.

2.5.1. Môi trường chính trị pháp luật

Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị cao, đa số người dân (cả người Việt Nam lẫn nước ngoài) đều cảm nhận được sự an toàn và đảm bảo về thể chất. Điều này

giúp nước ta có một số lợi thế so với các nước láng giềng trong khu vực, vốn phải tìm cách đối phó với những vấn đề bạo động chính trị hay tội phạm ở mức độ cao.

Quốc hội và chính phủ đang điều hành nền kinh tế một cách năng động và hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 67)