Thực trạng phát triển và phân bổ ngành công nghiệp bia

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 68)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.1.Thực trạng phát triển và phân bổ ngành công nghiệp bia

Bia (beer) là đồ uống được chế biến chủ yếu từ đại mạch nảy mầm (thóc malt), hoa bia (houblon), nguyên liệu phụ là gạo, ngô và nước. Bia là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công nghiệp tiêu dùng quan trọng, có mức tăng trưởng cao. Ngày nay không nước nào trên thế giới là không sản xuất hoặc tiêu thụ bia.

Quy mô Ngành bia Việt Nam năm 2013 ước đạt trên 4,6 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tốc độ bình quân tăng trưởng là 11-15%. Thu nhâp bình quân đầu người tăng (gấp 5 lần từ 2000 đến 2013, đạt gần 1.960 USD) và dân số ở độ tuổi uống bia (20-40 tuổi) được dự báo sẽ còn tăng khoảng 5%/năm là những nhân tố giúp ngành giữ được mức tăng trưởng khá (Euromonitor, 2013).

Từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiệp bia phát triển khá mạnh, số lượng các doanh nghiệp sản xuất của ngành không ngừng tăng lên. Năm 2000, số lượng doanh nghiệp là 122, năm 2005 là 163, thì đến năm 2013 là 210 (Theo TCTK). Tốc độ

phát triển bình quân năm (%/năm) là 5,97% giai đoạn 2000-2005 và 4,31% giai đoạn

2006-2013. Việc số lượng doanh nghiệp sản xuất bia có phần tăng chậm lại là do một số doanh nghiệp nhỏ đã sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn, một số khác do hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể.

Ngành công nghiệp bia thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế như bảng 2.8.

Bảng 2.8: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế (%)

Doanh nghiệp Năm 2000 Năm 2005 Năm 2013

DN Nhà nước 66,69 63,15 45,27

DN ngoài Nhà nước 5,35 13,54 28,89

DN có vốn ĐTNN 27,96 23,31 25,84

Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành, tuy nhiên số lượng này lại đang có chiều hướng giảm sút rõ rệt từ năm 2000 chiếm 66,69% thì đến năm 2013 chỉ còn 45,27%. Nguyên nhân của hiện tượng này là các công ty nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa hoặc trở thành các công ty con của Sabeco và Habeco. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài Nhà nước có tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 5,35% năm 2000 lên đến 28,89% năm 2013. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thay đổi không đáng kể.

Các doanh nghiệp sản xuất trong ngành phân bổ không đều, phần lớn ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Sản xuất bia tập trung vào một số khu vực chính: Hồ Chí Minh (chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc), Hà Nội: 13,44%, Hải Phòng: 7,47%, Bình Dương: 6,57%, Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%, Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83% (Euromonitor, 2013).

Thị phần ngành bia không thay đổi nhiều trong thập kỷ qua với sự vững mạnh của 3 doanh nghiệp là Sabeco, Habeco và VBL (hình 2.3). Tuy nắm tới 83% thị phần trong cả nước, nhưng giữa các doanh nghiệp này cạnh tranh khá lành mạnh.

47,5% 18,2% 17,3% 1,4% 2,1% 7,8% 5,7% Sabeco Vietnam Brewery Ltd (VBL) Habeco Bia Huế

Bia Thanh Hóa

Nhà máy Bia ĐNA

Khác

Hình 2.3: Thị phần ngành công nghiệp Bia Việt Nam

Nguồn: Euromonitor (2013)

Đứng đầu về thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%). Tuy nắm tới 83% thị phần trong cả nước, nhưng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh khá lành mạnh. Do bia không phải là hàng hóa thiết yếu, các doanh nghiệp vẫn

chưa thấy xuất hiện biểu hiện độc quyền nhóm với các hành vi thao túng thị trường, lũng đoạn giá cả, lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh. Bia Huế chiếm 7,8% chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, tại các địa phương đều có những sản phẩm bia đặc trưng được sản xuất và tiêu thụ cho từng vùng nhưng chiếm thị phần không đáng kể.

Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhập, cách thể hiện đẳng cấp người dùng, bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần. Trong đó phân khúc trung và cao cấp cạnh tranh khá gay gắt với các dòng sản phẩm Sài gòn, 333 (Sabeco), Tiger, Heineken (VBL), Hà nội (Sabeco), Huda (Huế), Carlbergs (Nhà máy bia ĐNA)…

Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các công ty sản xuất không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các sản phẩm mới với tiêu chí đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng như tiện lợi, đảm bảo sức khỏe và hợp khẩu vị của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Phú Yên đến năm 2020 (Trang 68)