6. Kết cấu của đề tài
1.4.3. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Nếu nhà quản trị biết xem xét một cách cẩn trọng điều này và tìm cách khai thác tối đa các điểm mạnh cũng như khắc phục được những điểm yếu thì sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thương trường.
1.4.3.1. Hoạt động Marketing
Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Định nghĩa này dựa trên những khái niệm cốt lõi của marketing được minh họa trong hình 1.11.
Hình 1.11: Những khái niệm cốt lõi của marketing
Philip (2001)
Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ, trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
1.4.3.2. Hoạt động sản xuất
Sản xuất là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, là hoạt động thực hiện biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra với giá trị lớn hơn. Đây là hoạt động chính yếu của doanh nghiệp và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác. Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu Sản phẩm Giá trị, chi phí và sự hài lòng Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ Thị trường Marketing và người làm marketing
Khi đánh giá điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất ta cần đặt ra các câu hỏi liên quan đến công tác thiết kế hệ thống sản xuất, hoạch định công suất tồn kho, chất lượng sản phẩm, lực lượng lao động trên các dây chuyền sản xuất.
Việc giám sát các công việc khác nhau trong hoạt động sản xuất cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo thực hiện tốt chính sách chất lượng trong doanh nghiệp.
1.4.3.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển không chỉ giúp cho doanh nghiệp củng cố vị trí hiện tại mà còn giúp doanh nghiệp vươn tới những vị trí cao hơn trong ngành. Việc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào việc tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và giảm chi phí sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tạo lập vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Bộ phận chức năng về nghiên cứu phát triển phải thường xuyên theo dõi các điều kiện môi trường ngoại lai, các thông tin về đổi mới công nghệ liên quan đến qui trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu. Sự trao đổi thông tin một cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu phát triển và các lĩnh vực hoạt động khác có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
1.4.3.4. Hoạt động tài chính kế toán
Các chức năng tài chính kế toán, các quyết định đầu tư, tài chính, tiền lãi, các chỉ số tài chính gắn liền với hoạt động của các bộ phận chức năng khác nhau, quyết định đến tính khả thi và hiệu quả của nhiều chiến lược và chính sách khác nhau trong doanh nghiệp.
Trong thực tế, tài chính kế toán thường là mặt rất quan trọng và được xem xét trong việc đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng hợp lý và khôn khéo trong việc phân tích các chỉ số tài chính vì một khi có các chỉ số tài chính tốt sẽ là lực hấp dẫn mạnh cho các nhà đầu tư.
1.4.3.5. Hoạt động nhân sự
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng đối với mọi tổ chức cả hiện tại và tương lai. Phương pháp và nghệ thuật sử dụng lao động hiện có, những chương trình bồi dưỡng, xây dựng, tuyển chọn nhân sự là những vấn đề mấu chốt trong việc đánh giá nhân sự hiện tại.
Quản trị nhân sự là các hoạt động liên quan đến việc tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và khuyến khích lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.
Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hóa tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa, nó cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc hiệu quả.
1.4.3.6. Hoạt động quản trị
Quản trị là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
Hình 1.12: Mô hình quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J.Gillen
Võ Thị Tuyết (2013)
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm người đề thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản trị đã trở thành một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp các hoạt động của các cá nhân.
Khi con người kết hợp với nhau trong một doanh nghiệp để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của họ. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. Nhưng nếu doanh nghiệp biết thực hiện hoạt động quản trị tốt thì triển vọng đạt kết quả của mọi người sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác.
Lịch trình công việc Phương pháp làm việc và vai trò trách nhiệm Các chức năng quản trị: - Kế hoạch - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm soát Thực hiện mục tiêu Kiến thức cơ bản và các kỹ năng quản trị
.