Giáo dục sức khoẻ

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 63)

5. Điều trị và dự phòng 1 Điều trị

6.4.4. Giáo dục sức khoẻ

- Giải thích về mức độ nặng nhẹ, sự nguy hiểm, biến chứng của bệnh cho người nhà và bệnh nhân hiểu.

- hướng dẫn nội qui, vệ sinh phòng bệnh.

- Chất nôn của bệnh nhân phải đổ đúng n ơi quy định.

6.5. Đánh giá

- Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc.

- Kế hoạch đánh giá là tốt khi bệnh nhân khỏi, không bị biến chứng, ăn uống tốt thể lực không giảm sút, c ơn ho thưa dần rồi khỏi.

Chăm sóc bệnh nhân bạch hầu

Mục tiêu

1.Trình bày nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và biến chứng bệnh bạch hầu họng thể thông th ường.

2. Hướng dẫn cộng đồng cách điều trị và phòng bệnh bạch hầu. 3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bạch hầu.

Nội dung

1. Đại cương1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do trực khuẩn Corynebacterium diphteriae gây nên. Tổn thương đầu tiên là một màng giả ở đường hô hấp trên, từ dây độc tố của vi khuẩn tiết ra gây tổn th ương tại chỗ và toàn thân.

1.2. Mầm bệnh

- Corynebacterium diphteriae là trực khuẩn Gram (+), có hình dùi trống hoặc quả tạ, không vỏ, không sinh nha bào, ái khí, sắp xếp thành từng đám hình chữ V, M...

- C. diphtheriae gồm 3 típ sinh học (3 loại ): Gravis, Mitis, Intermedius. Các típ này đều có kháng nguyên chung là Polyosit, các vi khuẩngiả bạch hầu không có kháng nguyên này.

- Vi khuẩn C. diphtheriae có ngoại độc tố rất mạnh, là yếu tố gây bệnh chủ yếu, gây hoại tử tế bào và nhiễm độc thần kinh.

Ví dụ: 1mg độc tố bạch hầu gây chết 1.000 chuột lang, mỗi con nặng 250g trong vòng 96 giờ.

- C. diphtheriae có sức đề kháng tốt, vi khuẩn sống lâu ở màng giả và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh nắng vi khuẩn tồn tại hàng tháng. Trên đồ chơi, quần áo... vi khuẩn có thể sống đ ược vài ngày.

- Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 500C/6 phút. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn chết sau vài giờ.

1.3. Dịch tễ

1.3.1. Nguồn lây

Người là nguồn lây duy nhất, bao gồm :

- Người mang trùng: Là người mang khuẩn không triệu chứng hoặc ng ười mang khuẩn sau khi bị bệnh, có thể mang khuẩn kéo dài 2, 3 tuần đến hàng tháng.

1.3.2. Đường lây

- Bệnh lây chủ yếu qua đ ường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng của bệnh nhân khi ho, hắt h ơi, nói chuyện...

- Ngoài ra, có thể lây gián tiếp thông qua đồ d ùng, đồ chơi, quần áo, thức ăn...

( đặc biệt là sữa tươi) bị ô nhiễm mầm bệnh bạch hầu. 1.3.3. Cơ thể cảm thụ

- Hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 1- 9 tuổi. Chỉ số nhiễm bệnh khoảng 10-20%ở trẻ em chưa có miễn dịch.

- Trẻ sơ sinh thường có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho nên không mắc bệnh , miễn dịch này mất đi trước tháng thứ 6.

- Bệnh thường phát thành dịch ở các nước ôn đới, vào mùa lạnh.

- Miễn dịch sau khi khỏi bệnh và tiêm vacxin thường kéo dài một thời gian rồi giảm dần. Do vậy, ng ười lớn nếu không tiêm chủng nhắc lại vẫn có thể bị bệnh.

2- Cơ chế bệnh sinh

- C. diphtheriae xâm nhập cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhất làniêm mạc mũi, hang, amydal ( chúng còn có thể xâm nhập qua da bị tổn th ương,

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)