- Quinine Chlohydrate
5. Điều trị và phòng bệnh: 1 Điều trị
5.2.2. Bảo vệ người lành khỏi côn trùng đốt.
- Làm nhà cao hơn mặt đất. - Không nằm trên bãi cỏ.
- Phải có bảo hộ lao động khi vào rừng. - Dùng thuốc xua đuổi côn trùng.
6. Chăm sóc
6.1. Nhận định chăm sóc
Người điều dưỡng thu thập dữ liệu từ bệnh nhân v à người nhà bệnh nhân bằng cách hỏi và khám điều dưỡng.
6.1.1. Hỏi bệnh
Người điều dưỡng hỏi thật chi tiết người nhà và bệnh nhân:
- Bệnh nhân bị sốt từ bao giờ? Sốt đột ngột hay từ từ, c ó đau đầu không? - Bệnh nhân bị phát ban từ bao giờ, ban có ngứa không ? Có bị côn trùng đốt không?
- Bệnh nhân có sử dụng loại thuốc gì trước khi phát ban không ? Đã bao giờ bị bệnh như lần này chưa?
- Xung quanh có ai mắc bệnh như bệnh nhân không?
6.1.2. Khám điều dưỡng
- Quan sát tình trạng da và niêm mạc bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng ? Trên da có ban không? Quan sát tính chất của ban.
- Khám thật cẩn thận để phát hiện nốt côn tr ùng đốt, lưuý các vị trí kín đáo như: nách, bẹn, cạp quần...
- Khám hạch ngoại biên : hạch cổ, nách, bẹn...
- Đo thân nhiệt, đo huyết áp, bắt mạch của bệnh nhân. - Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ.
- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo y lệnh của thầy thuốc: Lấy máu làm xét nghiệm: Số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ máu lắng, huyết thanh chẩn đoán.
6.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Tình trạng tăng nhân nhiệt do nhiễm Rickettsia. - Nguy cơ viêm da do phát ban và ngứa.
- Bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh.
6.3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Làm hết tình trạng viêm nhiễm, giảm thân nhiệt cho bệnh nhân. - Vệ sinh thân thể, đề phòng viêm da
- Giáo dục sức khoẻ.
6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Hạ nhiệt bằng chườm nước ấm hoặc Paraxetamol, khi nhiệt độ trẻ em > 390C và người lớn > 3905C.
- Dùng kháng sinh cho bệnh nhân theo đúng y lệnh của thầy thuốc, chú ý hướng dẫn bệnh nhân uống Docycyclin v ới nhiều nước và tư thế đứng hoặc ngồi để tránh thuốc gây bỏng thực quản.
6.4.2. Vệ sinh thân thể, đề phòng viêm da.
- Lau người cho bệnh nhân hàng ngày bằng nước sôi để nguội, sau đó lau khô ngay bằng khăn bông sạch, nếu có vi êm da không được tắm rửa cho bệnh nhân bằng nước xà phòng.
- Cho bệnh nhân mặc quần áo rộng, mềm, cắt móng tay cho bệnh nhân tránh quần áo cọ vào da và tránh gãi làm xước da, viêm da.
-Thực hiện thuốc theo y lệnh: Dùng thuốc kháng Histamin tổng hợp nếu bệnh nhân phát ban có ngứa, nhỏ mắt, mũi cho bệnh nhân bằng dung dịch n ước muối sinh lý.
6.4.3. Giáo dục sức khoẻ
- Giải thích về mức độ nặng nhẹ, sự nguy hiểm, biến chứng của bệnh cho người nhà và bệnh nhân hiểu.
- Hướng dẫn gia đình cách phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm.
- Hướng dẫn gia đình cách cho bệnh nhân ăn đủ dinh d ưỡng, thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, không nên kiêng khem quá kỹ vì bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng.
- Hướng dẫn cách tắm rửa, loại quần áo hợp lý cần cho bệnh nhân mặc. - hướng dẫn nội qui, vệ sinh phòng bệnh.
- Chất thải tiết của bệnh nhân phải đổ đúng n ơi quy định.
6.5 Đánh giá
Kế hoạch chăm sóc được đánh giá là tốt khi bệnh nhân hồi phục, không có biến chứng, bội nhiễm, hoặc các biến chứng đ ược chăm sóc, điều trị kịp thời, sức khoẻ bệnh nhân hồi phục.
Chăm sóc bệnh nhân viêm não nhật bản
Mục tiêu
1.Trình bày nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản. 2.Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh viêm não Nhật Bản thể điển hình. 3. Hướng dẫn cộng đồng cách điều trị và phòng bệnh viêm não Nhật Bản. 4. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh viêm não Nhật Bản.
Nội dung
1. Đại cương1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, gây dịch do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh lan tràn từ súc vật sang người qua các các loại côn trùng tiết túc. Lâm sàng có biểu hiện thần kinh phong phú. T ỷ lệ tử vong cao, khi khỏi bệnh thường để lại di chứng.
1.2- Mầm bệnh
- Virus viêm não Nhật Bản là một loại Arbovirus, thuộc nhóm B, kích thước nhỏ, đường kính 15-50mm.
- Virus có sức đề kháng kém, bị bất hoạt ở 56oC trong 30 phút và bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường nhưng trong trạng thái đông lạnh virus có thể tồn tại vài năm.
- Một số động vật có mẫn cảm với virus viêm não Nhật Bản là: khỉ, chuột bạch, chuột đồng, một số loại muỗi và nhiều loài chim.