Chăm sóc bệnhnhân khi có biểu hiện sốt rét nặng.

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 83)

- Quinine Chlohydrate

5.4.2. Chăm sóc bệnhnhân khi có biểu hiện sốt rét nặng.

- Làm sạch và thông thoáng đường thở:

+ Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu để tránh sặc vào phổi.

+ Nếu bệnh nhân suy hô hấp do tăng tiết đờm dãi, cần hút sạch đờm dãi rồi cho thở ôxy.

+Nếu do phù phổi cấp: Ngừng truyền dịch, đặt garo luân phiên 3 chi dùng lợi tiểu bằng forosemid, đặt bệnh nhân nằm đầu cao, t ư thế Fowler 450, cho thở oxy. Nếu có điều kiện đặt nội khí quản hô hấp hỗ trợ.

+Theo dõi dịp thở 15 phút/1lần, 30 phút/1 lần, 1giờ/ 1lần hoặc 3 giờ/1lần tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân.

- Làm giảm phù nề não là việc làm quan trọng nhất, bằng cách:

+ Theo dõi tri giác, đánh giá mức độ hôn mê theo bảng điểm Glasgow. + Thực hiện y lệnh truyền dịch Manitol, chú ý theo dõi tốc độ truyền. + Khi bệnh nhân co giật, cần giữ an toàn cho bệnh nhân và thực hiện y lệnh dùng thuốc an thần Diazepam.

- Chống suy tuần hoàn

+ Lấy mạch, huyết áp 1h/1lần tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân. + Đánh giá tình trạng mất nước điện giải.

+ Kiểm soát lượng dịch đưa ào và dịch thải ra: Qua theo dõi lượng nước tiểu, chất nôn, lượng dịch vào do truyền, do ăn uống để bù đủ lượng dịch.

+ Chú ý theo dõi mầu sắc nước tiểu: Nước tiểu màu cà phê là bệnh nhân sốt rét đái huyết sắc tố.

+ Thực hiện y lệnh truyền dịch 8 giờ đầu, bao gồm có dịch chứa thuốc sốt rét, glucoza hoặc truyền máu v à đặt Catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để kiểm soát dịch.

- Hạ nhiệt độ, chống bội nhiễm:

+ Hạ nhiệt cho bệnh nhân khi sốt cao > 390C bằng phương pháp vật lý như chườm mát hoặc dùng thuốc Paraxetamol.

+ Nếu do bội nhiễm thực hiện y lệnh dùng kháng sinh.

+ Luôn trăn trở bệnh nhân để tránh loét 2h/1lần. Giữ cho da bệnh nhân luôn được khô, giường chiếu sạch, không ẩm ướt.

+ Vỗ rung lồng ngực, thông khí phổi. + Vệ sinh mắt, răng, mệnh.

+ Khi bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu: Khi đặt ống thông phải đảm bảo kỹ thuật vô trùng. Cho người bệnh uống nhiều n ước, là cách tốt nhất để phòng nhiễm khuẩn vì bàng quang được rửa sạch và tránh các chất lắng đọng và dính vàoống thông.

+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà thường xuyên kiểm tra ống thông và túi đựng nước tiểu, không để ống thông bị gấp.

+ Giúp người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài 2 lần/ngày.

5.4.3. Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân

- Khi bệnh nhân sốt, cho ăn lỏng, giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Khi bệnh nhân suy thận cho ăn giảm đạm. - Bệnh nhân suy gan ăn giảm mỡ.

- Bệnh nhân hôn mê đặt ống thông mũi dạ d ày để bơm thức ăn và nuôi dưỡng bằng đường tĩnhmạch .

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)