Những thể lâm sàng khác

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 50)

4. Biến chứng và di chứng 1 Biến chứng

3.2. Những thể lâm sàng khác

3.2.1.Viêm tuyến nước bọt dưới hàm , dưới lưỡi.

- Thường đi kèm với viêm tuyến mang tai, hiếm gặp tổn th ương riêng biệt. - Khi viêm tuyến dưới hàm làm cằm sệ xuống, khó nuốt và nuốt đâu, viêm tuyến dưới lưỡi làm lưỡi lè ra.

- Xét nghiệm Amylaza máu và nước tiểu đều tăng. 3.2.2. Những thể khu trú ngoài tuyến nước bọt

Có thể xáy ra trước, cùng hoặc sau viêm tuyến nước bọt, đôi khi không kèm với viêm tuyến nước bọt.

- Viêm tinh hoàn

+ Hay gặp ở lứa tuổi dạy thì, chiếm 20- 30 % số bệnh nhân quai bị, đứng thứ hai sau viêm truyến nước bọt mang tai

+ Thường xuất hiện sau khi s ưng tuyến mang tai và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi, vào ngày 5-10 của bệnh.

+Triệu chứng: Sốt cao 39-400C, tinh hoàn sưng to và đau, da bìu căng đỏ không bao giờ hoá mủ v à thường bị sưng một bên.

+ Tiến triển: Sau 3-5 ngày bệnh nhân hết sốt, sau hai tuần tinh hoàn mới hết sưng. Sau hai tháng, mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không.

+Khoảng 30-40% bị teo tinh hoàn, nếu teo một bên sẽ không ảnh hưởng gì vì bên lành sẽ hoạt động bù, nếu teo cả hai bên tinh hoàn thì có thể gây vô sinh.

- Viêm tuỵ

+ ít gặp, tỷ lệ tuỳ tác giả.

+ Biểu hiện: Có thể chỉ có biến đổi về sinh hoá hoặc viêm tuỵ cấp rõ rệt với triệu chứng đau bụng dữ dội ở v ùng thượng vị, lan ra sườn và sau lưng, buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, ỉa lỏng, Amynaza máu v à nước tiểu đều cao.

- Viêm buồng trứng

+ Ngược lại với viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng thường hiếm gặp.

+ Biểu hiện: Sốt, nôn, đau hố chậu (nếu đau bên bên phải dễ lầm với viêm ruột thừa), có thể có xuất huyết tử cung nhẹ.

- Tổn thương thần kinh

+ Viêm màng não : chiếm 10 - 35% trẻ nhỏ, có thể xảy ra đ ơn độc hoặc sau viêm tuyến tai 3-10 ngày.

+Viêm não chiếm 0,5% có thể xảy ra đồng thời hoặc sau viêm tuyến mang tai 2-3 tuần.Bệnh thường lành tính, ít khi để lại di chứng.

- Tổn thương cơ quan khác:

+ Quai bị và thai nghén: Nếu nhiễm bệnh 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén, có thể bị dị dạng, sảy thai. Nếu mắc bệnh 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, có thể có khả năng sảy thai chết l ưu hoặc đẻ non.

+ Viêm cơ tim

+ Viêm phổi không điển hình.

3.3. Xét nghiệm

Nhìn chung xét nghiệm không thực sự cần thiết để chẩn đoán quai bị. Tuy nhiên, các xét nghiệm có thể làm khi cần thiết là:

- Công thưc máu: Số lượng bạch cầu trong máu giảm, bạch cầu lympho tăng cao.

- Amylaza máu và nư ớc tiểu tăng cao khi có viêm tuỵ. - Chỉ chọc dịch não tuỷ khi có hội chứng viêm màng não.

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)