Triệu chứng:

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 120)

- Quinine Chlohydrate

3- Triệu chứng:

3.1. Mô tả thể uốn ván và toàn thể:3.1.1. Thời kỳ khởi phát. 3.1.1. Thời kỳ khởi phát.

Trung bình 2-3 ngày tính từ lúc cứng hàm đến khi co cứng toàn thân. - Thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng.

- Bệnh nhân thấy người hơi mệt, nhức đầu, mất ngủ, mỏi quai hàm, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc, dần dần cứng hàm không há miệng rộng được.

- Thăm khám thấy :

+ Cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động.

+ Dùng đè lưỡi cố mở miệng ra, thì hai hàm răng càng khít chặt lại. +Không tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vùng quai hàm.

+ Mọi cố gắng nhai nuốt thức ăn mềm đều làm cho các mặt co lại.

3.1.3. Thời kỳ toàn phát:

Kéo dài từ 1 đến tuần với các biểu hiện: *Co cứng cơ toàn thân.

Co cứng cơ toàn thân theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ c ơ nhai rồi đến cơ mặt, cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cuối cùng là các cơ chi, tạo cho bệnh nhân ở tư thế “uốn ván”.

+ Co cứng cơ các cơ ở mặt tạo ra nụ cười nhăn nhó “đau khổ”.

+Co cứng cức cơ ở cổ (làm nổi rõ cơ ức đòn chũm), cơ gáy (làm cổ ưỡn cong lên và cứng gáy)

+ Co cứng cơ lưng gây ưỡn cong lưng lên, đôi khi gặp uốn conglưng tôm hoặc uốn cong nghiêng về một bên.

+ Co cứng cơ ngực, bụng, cơ hoành làm các múi cơ nổi rõ, di động theo nhịp thở kém, thở nông, sờ bụng cứng nh ư gỗ.

+ Co cứng cơ chi: Tay thường ở tư thế gấp , chân duỗi thẳng cứng.

+ Co cứng cơ họng và thanh quản gây khó nuốt, khó thở, khó nói, đau họng.

+ Co cứng cơ ở tầng sinh môn, gây bí đái, táo bón. * Các cơn co giật cứng toàn thân:

Trên nền co cứng cơ toàn thân liên tục xuất hiện các cơn co giật cứng toàn thân. Cơn co giật thường xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích nh ư: Tiếng động, ánh sáng chiếu , khám xét, tiêm chích, hút đờm dãi...

Tính chất cơn giật: Lúc đầu chỉ ở một v ài nhó cơ, sau lan tới tất cả các nhóm cơ. Thời gian một cơn từ và giây đến vài phú hay hơn.

Số lượng cơn: Trong vòng 24 giờ từ vài cơn tới hàng trăm cơn, có khi liên tiếp.

Cơn giật rất mạnh, gây đau đớn cho bệnh nhân, làm bệnh nhân lo âu sợ hãi, trong khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Trong c ơn giật, bệnh nhân có thể tím tái do suy hô hấp, vã mồ hôi, ưỡn cong người lên hoặc sang một bên, có thể gây các biến chứng trong cơn như: Đứt và rách cơ, gãy xương, co thắng họng, cứng cơ hoành và thanh quản, gây ngạt và tử vong đột ngột.

* Các triệu chứng khác :

- Do rối loạn thần kinh thực vật nên:

+ Sốt tăng dần lên 390C đến 400C hoặc hơn. + Mạch căng và nhanh, đôi khi loạn nhịp.

+ Huyết áp tăng từng cơn hoặc liên tục, đôi khi cũng gặp nhịp tim châm, huyết áp giảm và có thể ngừng tim đột ngột.

+ Tăng tiết đờm dãi, vã mồi hôi.

- Có tình trang mất nước điện giải do sốt cao, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, ăn uống kém.

- Nhiễm toan: Do thiếu xoxy dẫn đến chuyển hoá yếm khí gây toan máu. - Thở nhanh, nếu suy hô hấp nặng, có thể rối loạn nhịp thở, tím tái.

3.1.4. Tiên triển:

- Tiến triển tốt: Từ ngày thứ 10 trở đi, các cơn giật giảm dần. Mạch, nhiệt độ trở lại bình thường. Miệng há to dần ra. Các c ơ bớt co cứng rồi mềm dần ra, sau hàng tháng hồi phục.

- Tiến triển xấu: Bệnh cảnh ngày càng nguy kịch, thuốc an thần không kiểm soát nổi các cơn giật, có thể tử vong do suy hô hấp, ngừng tim trong c ơn co giật kịch liệt.

3.2. Các thể lâm sàng khác:

* Uốn ván đầu: Vết thương ở vùng đầu mặt, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên bị thương, cứng khít hàm, khó nuốt, hay co thắt thanh quản . Co cứng co và co giật có thể lan ra toàn thân.

* Uốn ván nội tạng : Uốn ván đi kèm theo những ổ nhiễm trùngở sâu như: Viêm niêm mạc tử cung, sót rau, mở ổ bụng... Bệnh th ường rất nặng , dễ tử vong.

*Uốn ván rốn: Do cắt rốn không vô trùng. Lâm sàng : Rốn ướt, rụng sớm (từ ngày thứ 4) , bỏ bú, khóc bé rồi không khóc, mắt nhắm. C ơ bụng co cứng, tay, tay nắm cứng, chân co cứng, sốt cao co giật, khó thở, tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở. Tỷ lệ tử vong cao.

4-Biến chứng:

- Biến chứng hô hấp: Ngừng thở đột ngột, bội nhiễm phổi, suy hô hấp cấp do tắc nghẽn đường thở, xẹp phổi.

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)