Sốt rét nặng có biến chứng não (S ốt rét ác tính SRAT)

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 79)

- C diphtheriae xâm nhập cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhất là niêm mạc mũi, hang, amydal ( chúngcòn có th ể xâm nhập qua da bị tổn th ương,

5. Điều trị 1 Nguyên tắc

3.1.2 Sốt rét nặng có biến chứng não (S ốt rét ác tính SRAT)

Đây là bệnh cảnh nguy kịch nhất của sốt rét mà lâm sàng biểu hiện chủ yếu là bệnh cảnh của tổn thương não và các phủ tạng khác, thường do P.falciparum

gây nên. Bệnh cảnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không đ ược điều trị kịp thời. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện:

3.1.2.1 Khởi phát Thường theo 2 cách:

- Đột ngột: Bệnh nhân sốt 1-2 ngày rồi nhanh chóng đi vào hôn mê, co giật. - Từ từ: thường là biểu hiện như một cơn sốt rét sơ nhiễm kéo dài nhiều ngày không được điều trị và chuẩn đoán sớm.

3.1.2.2 Toàn phát

- Hội chứng tâm thần kinh:

+ Rối loạn tâm thần : lo lắng, mất ngủ, dần dần đi vào hôn mê co giật hoặc đột ngột rối loạn ý thức hồi hôn mê.

+ Co giật toàn thân, co giật kiểu động kinh, hoặc co giật cục bộ. + Rối loạn cơ vòng:đái dầm, bí đái.

+ Hội chứng màng não không điển hình.

+ Đôi khi có liệt dây thần kinh sọ não, liệt 1/2 người. - Những biểu hiện lâm sàng khác:

+ Hô hấp: Phổ biến là rối loạn hô hấp, thậm chí suy hô hấp do các nguyên nhân: phù não, ứ đọng đờm dãi, viêm phế quản bội nhiễm, cơn giật kéo dài, phù phổi cấp.

+ Tuần hoàn: Huyết áp giảm chủ yếu mất n ước ( vì sốt cao, vã mồ hôi, không ăn uống ), hoặc do viêm cơ tim, thiếu ôxy cơ tim.

+ Tiêu hoá: Nôn, ỉa lỏng, chướng bụng.

+ Gan: Thường to và rối loạn chứng năng gan, hoại tử tế bào gan. + Lách: Có thể to hoặc không ( 2/3 tr ương hợp lách không to vìđa số SRAT làở bệnh nhân mới ).

+ Thận: Một số bệnh nhân có suy thân cấp tiên phát, do rối loạn vi tuần hoàn ở cầu thận dẫn đến tổn th ương thận. Một số bệnh nhân có suy thận cấp thứ phát sau tình trạng sốt có tụt huyết áp kéo dài, hoặc sau hội chứng tan máu dữ dội đái ra huyết cầu tố

- Xét nghiệm:

+ Hồng cầu giảm, xuất hiện hồng cầu non ra máu ngoại vi, hồng cầu lưới tăng, bạch cầu tăng nhẹ hoặc bình thường.

+ KSTSR: Đa số tìm thấy P. falciparum, chú ý phải làm xét nghiệm tìm KSTSR nhiều lần, vì một lân có thể chưa thấy.

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)