1.1. Khái niệm
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibro Cholerea gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng làỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất n ước điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
1.2 Mầm bệnh
- Các phẩy khuẩn tả hình que, hơi cong như dấu phẩy, bắt màu Gram (-), không sinh nha bào, di đ ộng được nhờ có lông. Chúng sinh sản phát triển tốt trên môi trường dinh dưỡng thường và môi trường kiềm. ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các c ác động vật biển ( cá, cua, sò biển...) nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sốngđ ược vài ngày đến 2,3 tuần.
- Phẩy khuẩn tả sống lâu trong môi tr ường lạnh (kem, nước đá ) nhưng dễ bị tiêu diệt ở môi trường khô hanh, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ (800C / 5phút ), môi trường axít, các chất khuẩn khử tr ùng như Cloramin, Cresyl, vôi b ột...
- Phẩy khuẩn tả có độc tố Enterotoxin bám lên màng niêm mạc ruột, có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, gây nôn mửa vàỉa chảy.
1.3 Dịch tễ
1.3.1 Nguồn bệnh
Là người bênhvà người lành mang trùng.
- Hơn 90% trường hợp bệnh tả là thể nhẹ. Người bệnh đào thải vi khuẩn qua phân ngay từ thời kỳ nung bệnh, kéo dài 20 ngày, thậm chí 6 tháng, sau khi khỏi bệnh. Đây là nguồn lây nguy hiểm.
- Người lành mang trùng là những bệnh nhân đã được điều trị khỏi về lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh và những người mang mầm bệnh không triệu chứng. Người lành mang trùng thải vi khuẩn qua phân.
1.3.2 Phương thức truyền bệnh.
Bệnh lây bằng đường tiêu hoá với các phương thức sau:
- Chủ yếu lây gián tiếp do ăn phải thức ăn, n ước uống bị nhiễm phân của bệnh nhân tả không được nấu chín. Đây là đường lây quan trọng nhất vì thương gây dịch lớn.
- Lây trực tiếp từ nguồn bệnh sang nhân viên y tế, người nuôi bệnh nhân. - Ruồi, nhặng, gián… là vật chủ trung gian quan trọng trong ph ương thức truỳên bệnh tả.
SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH LÂY BỆNH TẢ
Người bệnh mang khuẩn N ước (giếng, sông)
Phân Thực phẩm Người lành Người bệnh
Người bệnh Vật tiếp xúc
1.3.3 Cơ thể cảm thụ
Mọi lứa tuổi, dân tộc và giới tính đều có tính cảm thụ bệnh tả nh ư nhau, tuy vậy vẫn có một vài điểm khác nhau về tính cảm thụ bệnh tả trong cộng đồng:
- Dịch tả xảy ra trong cộng đồng ch ưa có miễn dịch thì người lớn thường mắc nhiều hơn.
- Trái lại, ở vùng dịch tả lưu hành thì trẻ em và người già thường bị nhiều hơn do độ toan dạ dày thấp và tình trạng miễn dịch suy yếu.