- Quinine Chlohydrate
1. Đại cương 1 Định nghĩa
4.2- Phòng bệnh:
* Những biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu:
- Đối với virut viêm gan lây theo đường tiêu hoá (virut A, E) cần phải gữi gìn vệ sinh thực phẩm và nước uống. Quản lý khử trùng phân của bệnh nhân tránh lây lan.
- Đối với các virut viêm gan lây theo đường máu (virut B, C, D và G) cần phải đảm bảo khử trùng các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật. Sử dụng máu và các chế phẩm máu cần được kiểm tra chặt chẽ để loại trừ các virut viêm gan.
* Phòng bệnh đặc hiệu: - Đối với viêm gan A:
+ Phòng bệnh khẩn cấp bằng Gâmmglobulin miễn dịch + Tiêm vacxin
- Đối với viêm gan B: vacxin viêm gan B đãđược sử dụng khá rộng rãi và đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đối với các viêm gan do virut khác, đang nghiên c ứu sản xuất vác xin.
5- Chăm sóc:
5.1- Nhận định chăm sóc:
Điều dưỡng viên nhận định chăm sóc, thu thập các dữ liệu bằng cách: * Hỏi:
- Bệnh xuất hiệ từ bao giờ? Diễn biến của bệnh. - Liên quan dịch tễ với những người xung quanh.
- Bệnh nhân có ngủ được không? Mức độ mệt mỏi của bệnh nhân. - Bệnh nhân có chán ăn không? Có nôn không?
- Bệnh nhân có đau tức hạ s ườn phải hay thượng vị không? - Nước tiểu vàng xuất hiện từ bao giờ?
* Khám:
- Quan sát da và nước tiểu, đanh giá mức độ v àng đậm hay vàng nhạt. - Đo lượng nước tiểu 24 giờ.
- Khám gan teo hay to? ấn có thấy tức không?
- Phát hiện triệu chứng tiền hôn mê gan: Lúc lẫn, lơ mơ, giãy giụa ...
* Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chú ý các xét nghiệm chức năng gan như: Bilirubin, transaminaza, Gros, Maclâgn, s ắc tố mật và muối mật.
5.2- Chẩn đoán chăm sóc:
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng doứ mật. - Mệt mỏi so suy giảm chức năng gan.
- Dinh dưỡng không đầy đủ do chán ăn. - Nguy cơ tiền hôn mê và hôn mê gan.
- Bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh viêm gan virus.