Dịch tễ học 3.1.1 Nguồn bệnh

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 129)

- Quinine Chlohydrate

1.3.Dịch tễ học 3.1.1 Nguồn bệnh

4. Điều trị và dự phòng: 1 Điều trị.

1.3.Dịch tễ học 3.1.1 Nguồn bệnh

3.1.1. Nguồn bệnh

- Là động vật bị bệnh, trong đó chủ yếu là chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhà…) ngoài ra còn ở gia súc như chó, mèo, lợn, trâu, bò và dã thú như gấu, báo, lạc đà…

- Người mắc bệnh ngẫu nhiên chứ không phải là nguồn bệnh.

3.1.2. Đường lây

- Đường da và niêm mạc: Do tiếp xúc với n ước, bùn, đất có nhiễm xoắn khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với n ước tiểu, phủ tạng, súc vật bị bệnh. Đây là đường lây chủ yếu.

- Đường tiêu hóa: Qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm .

- Hiếm gặp trường hợp lây bằng đường hô hấp do hít phảI các giọt n ước nhiễm khuẩn ở dạng khí dung.

Sơ đồ lây truyền bệnh trong tự nhiên

Chuột Chuột Gia súc, dã thú Nước, đất, thực phẩm ô nhiễm…

Người Người ( Nước tiểu ô nhiễm )

3.1.3.Cơ thể cảm thụ

- Mọi lứa tuổi, mọigiới đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh có tính nghề nghiệp, liên quan đến công việc tiếp xúc với n ước, đất, bùn và gia súc ( như nông dan làm ruộng, công nhân nạo vét cống rãnh, thợ lò, người mổ gia súc, người có thói quen tắm ở ao hồ…)

- Dịch thường tản phát ở vùng có ổ dịch lưu hành, đôi khi gây d ịch vào mùa hè thu có mưa lũ. Nước ta có nhiều ổ dịch L ương Sơn- Hoà Bình, Hà Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên…

- Sau mắc bệnh có miễn dịch vững bền nh ưng chỉ với type huyết thanh gây bệnh. Do vậy vẫn có thể mắc lại bệnh với type huyết thanh khác.

2. Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh

- Sau khi qua da và niêm mạc, Leptospira vào máu gây nhiễm khuẩn máu, kéo dài 5-7 ngày, tương ứng với thời kỳ khởi phát. Sau đó Leptospira từ máu tấn công vào các vào các tạng: Gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận và gây tổn thương các tạng. Giai đoạn này kéo dài 7-8 ngày, tương ứng với thời kỳ toàn phát. Từ ngày thứ 8 của bệnh, xoắn khuẩn thảI ra ngo àI qua nước tiểu, tương ứng với thời kỳ lui bệnh.

- Tổn thương gan trong Leptospira gây tri ệu chứng vàng da, nguyên nhân của tình trạng này do viêm tổ chức liên kết của gan và do độc tố của vi khuẩn gây huỷ hoại hồng cầu.

- Tổn thương thận trong Leptospira chủ yếu là tổn thương ống thận do thiếu oxy máu kết hợp với nội độc tố Leptospira, gây thiểu niệu- vô niệu, ure máu và creatinin máu tăng, đây là nguyên nhân chính gây t ử vong.

- Xuất huyết trong bệnh Leptospira l à do độc tố và tình trạng đông máu nội mạch, làm tổn thương thành mạch.

- Leptospira có thể tìm thấy trong dịch não tuỷ vào tuần đầu của bệnh, trong khi đó biểu hiện viêm màng não chỉ xuất hiện khi nồng độ của kháng thể trong huyết thanh bắt đầu tăng, cũng l à lúc Leptospira đẫ biến mất tong dịch não tuỷ. Điều này gợi ý viêm màng não có lẽ do phản ứng kháng nguyên- kháng thể.

- Đau cơ mặc dù xảy ra sớm và trầm trọng nhưng sự thay đổi mô học thường không đáng kể, giai đoạn sớm có tình trạng phù, thành lập nhiều không bào. Trong giai đoạn lành bệnh, nhiều sợi cơ mới được thành lập, hiện tượng xơ hoá xuất hiện.

3. Triệu chứng

3.1.Triệu chứng thể thông thường điển hình 3.1.1. Nung bệnh

- Trung bình 7-12 ngày. - Lâm sàng im lặng.

3.1.2. Khởi phát

- Sốt cao đột ngột 39- 40o C, rét run, sốt liên tục hoặc giao động kèm theo mạchnhanh, huyết áp giao động.

- Mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt. Tr ường hợp nặng bệnh nhân có thể ly bì, vật vã, mê sảng.

- Da và niêm mạc xung huyết, dãn mạch, mắt đỏ, có thể xuất huyết kết mạc. - Đau cơ dữ dội, tự nhiên, đau tăng khi sờ nắn, đau nhất là cơ bắp chân, cơ đùi, cơ thẳng to, cơ gáy…làm bệnh nhân đi lại khó khăn, không dám thở sâu.

3.1.3. Toàn phát

Tương ứng với giai đoạn xoắn khuẩn gây tổn th ương phủ tạng, bao gồm các hội

chứng sau:

3.1.3.1 Hội chứng nhiễm trùng

- Sốt cao 39 – 40oC, đột ngột kèm rét run, đôi khi mê s ảng. - Mạch nhanh, huyết áp giao động.

- Đau nhức lan toả, nhất là đau các bắp cơ. - Da mắt xung huyết đỏ.

- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng.

3.1.3.2 Hội chứng gan mật - Mệt mỏi, chán ăn.

- Vàng da cam hoặc vàng da ánh lửa. - Gan to mềm và đau.

- Nước tiểu ít, sẫm màu.

- Xét nghiệm men gan tăng nhẹ, phản ứng Grro, Maclagan d ương tính. 3.1.3.3 Hội chứng thận

- Thường có thiểu niệu hoặc vô niệu ở giai đoạn toàn phát. - Creatinin máu tăng, ure máu tăng.

- Nước tiểu có Albumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu. 3.1.3.4. Hội chứng màng não

- Các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình. - Xét nghiệm dịch não tuỷ:

+ Albumin tăng nhẹ. + Đường bình thường.

+ Tế bào tăng 50 – 100/mm3, đa số là đơn nhân. 3.1.3.5. Hội chứng xuất huyết.

Bệnh nhân có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hoá.

3.2. Các thể lâm sàng

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 129)