- Quinine Chlohydrate
1. Đại cương: Định nghĩa:
1.1. Định nghĩa:
Dịch hạch là truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác.
Bệnh dịch hạch được xếp vào bệnh “Tối nguy hiểm” và cóổ bệnh thiên nhiên.
1.2- Mầm bệnh:
Yersinia pestis là một loại trực khuẩn Gram (-), vi khuẩn không sinh bào tử, sức đề kháng kém: dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời và của thuốc sát khuẩn thông thường.
1.3- Dịch tễ:
- Nguồn bệnh: Bệnh từ động vật lây sang ng ười, có ổ bệnh thiên nhiên. Nguồn bệnh là loài gậm nhấm hoang dã (khoảng 7.200 loài) chủ yếu là các loài chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt .v.v) .
Người đang mắc dịch hạch hoặc vừa khỏi có thể là nguồn bệnh (đặc biệt dịch hạch thể phổi).
- Đường lây: Có 4 đường lây- trong đó chủ yếu lây qua đường máu.
+ Đường máu: Lây qua vết đốt của côn trùng. Chủ yếu là bọ chét Xenopsyllacheopis thứ yếu là: Chấy, rận, rệp. Bọ chét hút máu làm lan truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người.
+ Đường tiêu hoá: Thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp reo rắc mầm bệnh vào. Đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi đun sôi, nấu chín.
+ Đường hô hấp: Từ bệnh nhân dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho người xung quanh qua giọt đờm, n ước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt h ơi, nói chuyện.
+ Đường da niêm mạc: qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn tương (hiếm gặp).
- Cơ thể cảm thụ:
+ Sức cảm thụ với bệnh cao, do đó th ường mắc ngay từ nhỏ, nhiều nhất khoảng 5- 16 tuổi.
+ Sau khi mắc bệnh , có miễn dịch lâu bền.