- Quinine Chlohydrate
5. Điều trị và phòng bệnh: 1 Điều trị
1.3. Dịch tễ học 1.Nguồn bệnh
1.3.1.Nguồn bệnh
Có 2 nguồn bệnh:
- Nguồn bệnh chủ yếu là loài gặm nhấm đặc biệt là chuột.
- Con mò là nguồn bệnh thứ yếu, vì mò có thể truyền mầm bệnh cho đời sau qua trứng mòđược sinh ra, tối đa chỉ 2 – 3 đời. Đây là loài tiết túc màu đỏ cam, sống ký sinh ở loài gậm nhấm, kích thước nhỏ, đẻ trứng.
1.3.2. Đường lây
- Phương thức truyền bệnh như sau:
ấu trùng mò Trứng mò Mò trưởng thành ( Hút máu)
( Hút máu)
Chuột nhiễm trùng ấu trùng mò nhiễm trùng Người
- Ngoài ra còn lây qua da và niêm mạc xây xát. - Bệnh không lây trực tiếp từ ng ười sang người.
1.3.3. Cơ thể cảm thụ
- Bệnh lưu hành ở nhiều nước Châu á, Việt Nam nằm trong khu vực nóng ẩm, phần lớn dân sư sống bằng nghề nông gắn bó đồng ruộng nên thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển.
- Mùa bệnh: Thời điểm thích hợp cho bệnh phát triển từ đầu đến cuối mùa mưa ( từ tháng 6 đến tháng 9 ).
- Bệnh thường gặp ở những nơi:
+Vùng rừng núi, cây cối rậm rạp, đất đai ẩm ướt như: hai bên bờ suối, ven biển, hang hốc, núi đá.
+ Nơi có nhiều thú vật gậm nhấm sinh sống. + Nơi có nhiều trung giantruyền bệnh phát triển.
- Người mắc bệnh thường là những người hay lui tới ổ dịch thiên nhiên: làm rẫy, làm đường, khai hoang, săn bắn, đào vàng, bộ đội, thanh niên xung phong…
- Sau khỏi bệnh không để lại di chứng và có miễn dịch vững bền.
2. Cơ chế bệnh sinh
- Mò đẻ trứng, trứng nở dưới đất bùn thành ấu trùng, ấu trùng bò lên ngọn cỏ bám và người và động vật để hút máu. Trong khi hút máu ấu trùng mò truyền bệnh cho người và động vật.
- R. Tsutsgamushi xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt của ấu trùng mò, tai đây chúng tăng sinh, gây t ổn thương tại chỗ tạo thành vết loét (Eschar). Sauđó R. Tsutsgamushi tiếp tục gây tổn thương lan rộng khắp cơ thể bằng con đường nào đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Phản ứng hạch tại khu vực vết đốt gợi ý sự lan truyền theo đường bạch huyết, tuy nhiên sự có mặt R. Tsutsgamushi trong tế bào biểu mô của mạch máu nhỏ tại vị trí xâm nhập lại chứng tỏ khả năng bệnh lan tràn theo đường máu.
- R. Tsutsgamushi xuất hiện trong máu ở thời kỳ ủ bệnh, sau đó chúng xâm nhập và tăng sinh trong tế bào nội mô các mạch máu nhỏ ( mao mạch, tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch ) của da, não, phổi, tim , thận và các cơ quan khác làn cho
các tế bào này bị trương phình và hoại tử, gây viêm các mạch máu. Đây chính là nét đặc trưng quan trọng nhất trong cơ chếbệnh sinh của bệnh này. Viêm mạch máu dẫn đến sự thay đổi tính thấm mao quản, gây thoát huyết t ương từ lòng mạch vào tổ chức, gây phù, tràn dịch các màng, hạ huyết áp. Chính những tổn thương mạch máu của hầu hết toàn bộ các cơ quan trong cơ thể giải thích cho những thay đổi bệnh lý rất đa dạng của bệnh, kể cả phát ban.
- R. Tsutsgamushi chỉ gây tổn thương giới hạn ở biểu mô thành mạch mà không gây tổn thương lan rộng tất cả các lớp thành mạch. Dọc theo những chỗ biểu mô thành mạch tổn thương phì đại, tăng sinh, tiểu cầu và Fibrin đến tập trung tạo huyết khối, gây tắc một phần hoặc toàn bộ lòng mạch, chính cơ chế này giải thích cho một số trường hợp biến chứng tắc mạch trên lâm sàng.
3. Triệu chứng
Phụ thuộc vào khả năng tạo miễn dịch của từng cá thể nên bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, từ thể không triệu chứng đến thể trung bình, nặng, thậm trí tử vong. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến triệu chứng lâm sàng thể thông thường điển hình.
3.1.Triệu chứng lâm sàng thể thông thường điển hình 3.1.1. Thời kỳ ủ bệnh
Thường kéo dài 1– 2 tuần, có hai triệu chứng th ường gặp là: - Vết mòđốt
+ Thường ở nơi da mềm, kín đáo.
+ Tính chất: Lúc đầu là nốt sẩn đỏ, ở giữa có mọng n ước nhỏ, sau vỡ để
lại vết loét có bờ nổi trên mặt da, không đau nên khó phát hiện.
- Viêm hạch khu vực: Hạch vi êm thường ở khu vực gần vết mò đốt. Hạch thường nhỏ, đường kính 1-2cm, chắc, đau, không đỏ và không hoá mủ.
3.1.2. Thời kỳ khởi phát
- Sốt thường xuất hiện đột ngột, rét run 39 – 400C. - Tình trạng nhiễm độc:
+ Đau đầu, đau mỏi toàn thân. + Môi khô, lưỡi bẩn.
+ Đôi khi mạch chậm, dễ nhầm với th ương hàn.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát
4 triệu chứng chính:
- Sốt thường kéo dài 2– 3 tuần, sau giảm dần rồi trở về bình thường. Một số trường hợp có tái phát.
- Nốt loét do ấu trùng mòđốt:
+ Nốt loét đặc trưng hình tròn hoặc hình bầu dục đường kính 0.5 – 1cm,
có bờ đóng vẩy đen, không đau, không ngứa.
+ Sau 3 tuần nốt loét bong vẩy để lại sẹo thâm hoặc không có dấu vết gì. + Thường gặp 1 nốt loét, hiếm khí 2 – 3 nốt loét. Đây là dầu hiệu rất có giá trị chẩn đoán bệnh nhưng tỷ lệ gặp không cao ( khoảng 43%).
- Hạch phản ứng toàn thân với tính chất cứng, ấn đau và không hoá mủ. - Phát ban
+ Xuất hiện từ ngày 4 đến ngày thứ 7 và kéo dài vài ngày.
+ Vị trí: Ban lúc đầu xuất hiện ở ngực, bụng, sau ban lan ra khắp mình và tay chân.
+ Tính chất: Ban dạng nốt, dát sẩn, m àu đỏ nhạt, không ngứa không đau, khi bay không để lại dấu vết.
Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác: - Lơ mơ, mê sảng, li bì.
- Hạ huyết áp vào tuần thứ 2. - Viêm phế quản.
- ỉa lỏng, nước tiểu có Albumin...
3.1.4. Thời kỳ hồi phục
- Thường sau 2 – 3 tuần sốt giảm dần theo hình bậc thang. - Thời kỳ hồi phục kéo dài.
- Bệnh khỏi không để lại di chứng, tuy nhiên tái phát có thể xẩy ra.
3.2. Xét nghiệm