Cơ chế bệnh sinh:

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 116)

- Quinine Chlohydrate

2. Cơ chế bệnh sinh:

Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập v ào cơ thể qua da chủ yếu qua vết đốt của bọ chét và niêm mạc (niêm mạc họng hầu, ống tiêu hoá, đường hô hấp) theo đường bạch huyết đến khu vực, sinh sản và phát triển mạnh. Vượt qua được hạch khu vực, vi khuẩn lại theo đ ường bạch huyết đến các hạch toàn thân và vào máu, vi khuẩn chỉ tồn tạ ở máu một thời gian ngắn, do tác dụng của đại thực bào của gan, lách và các tổ chức. Quá trình bệnh lý dừng ở đây và gây ra dịch hạch thể hạch tiên phát. Từ máu vi khuẩn đến các c ơ quan như hạch, phổi, ruột, màng não v.v. gây nên các thể hạch, thể phổi, tiêu hoá.

3. Triệu chứng: 3.1. Lâm sàng:

3.1.1. Thể hạch là thể phổ biến nhất:

3.1.1.1. Thời kỳ ủ bệnh: 2-5 ngày, lâm sàn không biểu hiện gìđặc biệt.

3.1.1.2- Thời kỳ khởi phát:

Bệnh khởi phát đột ngột ở ng ười đang khoẻ mạnh, tự nhiên thấy người mệt mỏi khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, đau khắp ng ười, buồn nôn, sốt cao, th ường có gai rét, hoặc có rét run bệnh nhân đau nhiều ở vùng sắp sưng hạch. Sau vài giờ hoặc 1-2 ngày bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát.

3.1.1.3- Thời kỳ toàn phát:

* Viêm hạch

+ Viêm khu vực có liên quan đến vết đốt của bọ chét (bẹn, nách...) vị trí hạch bẹn chiếm 50-70%.

+ Đặc điểm hạch của hạch vi êm: sưng to, rất đau cả khi đi lại lẫn khi nằm nghỉ làm cho bệnh nhân luôn ở tư thế chống đỡ lại (co chân, co tay, nghẹo cổ .v.v...). Lúc đầu là một vài hạch nhỏ liên kết với nhau, sau đó hạch s ưng to lên 5- 8cm, dính với các tổ chức xung quanh th ành đám từ cứng đến mềm (có mủ), khó xác định ranh giới, da vùng hạch viêm nóng đỏ khối hạch sưng to từ 6-9 ngày và tiến triển theo ba hướng.

- Hạch viêm sẽ hoá mủ, tự vỡ , chảy dịch mủ và máu, chất hoại tử, lỗ dò lâu liền, thành sẹo co rúm.

- Hạch xơ hoá trở thành một cục rắn chắc.

- Nếu được điều trị sớm, đúng phác đồ hạch sẽ thu nhỏ lại.

* Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: Bệnh nhân s ốt cao 39-400Cớn lạnh , mạch nhanh, lừ đừ, mệt mỏi hoặc bứt rứt mê sảng. Vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc nặng, da xung huyết đỏ, mắt đỏ, môi khô l ưỡi bẩn nôn mửa đi phân lỏng, 3.1.2- Thể nhiễm khuẩn huyết : ít gặp nh ưng nguy hiểm.

- Nguyên phát: Xảy ra đột ngột, không thấy hạch ngoại vi: Sốt 40-410C kích động mê sảng, nôn mửa, đi lỏng, thở nhanh, xuất huyết, tiếp theo là sốc nhiễm trùng. Bạch cầu trong máu tăng 30.000 - 40.000/mm3, 80-90% là đa nhân trung tính, Yersinia pestis có mặt trong máu và nhiều loại bệnh phẩm khác.

- Thứ phát: Xảy ra sau viêm hạch không điều trị ít rầm rộ h ơn thể nguyên phát, tiên lượng khả quan hơn nếu được điều trị tích cực và chăm sóc tốt.

3.1.3- Thể phổi:

-Nguyên phát: Hiếm gặp, ủ bệnh ngắn, sau đó sốt cao 40-410C kèm theo rét run, mạch nhanh, mệt mỏi, khó chịu nhức đầu. Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân tức ngực, ho cơn, khạc nhiều đờm, ít khi nghe thấy ran ở phổi, phim X quang cho thấy hìnhảnh đông đặc phổi hay nhiều bóng mờ rải rác.

- Thứ phát: Thường gặp hơn do biến chứng của thể hạch, chẩn đoán dựa vào X quang và dịch tễ.

3.2- Xét nghiệm:

Soi, cấy tìm vi khuẩn trong máu, dịch hạch vi êm, đờm rãi.

Xét nghiệm máu bạch cầu trên 16.000/mm3, > 80% là bạch cầu đa nhân trung tính. Bệnh càng nặng bạch cầu càng tăng.

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)