- Quinine Chlohydrate
4. Điều trị và dự phòng: 1 Điều trị.
4.2. Biện pháp dự phòng chung:
- Quản lý chó: cấm thả chó ra đ ường tự do, phải tiêm phòng cho chó từ lúc chó được ba tháng tuổi. Nếu cho chó ra đ ường phải đeo rọ mõm, có dây xích, có người dắt, gia súc bị chó dại cắn cần giết ngay.
- Tiêm vacxin phòng dại bắt buộc cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo. Tiêm vacxin phòng dại cho một số người có nghề nghiệp phải ti ếp xúc nhiều với xúc vật như: thú y, chăn nuôi gia súc (chó, mèo...) chuyên nghi ệp .v.v
5.Chăm sóc:
5.1. Nhận định chăm sóc:
* Hỏi: Bệnh nhân bị chó cắn từ bao giờ? sự n ước , sợ gió, sợ ánh sáng từ lúc nào?
*Khám:
Hô hấp: Đánh giá sự tăng tiết? Tuần hoàn: Bắt mạch đo huyết áp.
Tình trạng chung: Với thể hung dữ: Bệnh nhân hay nhìn trộm, mắt long lanh hay khạc nhổ lung tung, khi l ên cơn bệnh nhân đau đớn, vùng vẫy , cắn xé, sùi bọt mép, trong cơn bệnh nhân hoàn tỉnh táo.
ở thể liệt: dị cảm nơi vết cắn, đau chi bị cắn, liệt tiến triển lan lên chi trên, sau đó liệt mặt, cổ, liệt các cơ hô hấp.
Xem bệnh án để biết: chẩn đoán, thuốc điều trị, xét nghiệm và các chỉ định khác.
Dinh dưỡng : hỏi xem bệnh nhân có ăn đự ơc không ? để đánh giá tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
5.2 Chẩn đoán chăm sóc
Nguy cơ thiếu ôxy do bị co thắt thanh quản, phế quản. Thiếu hụt dinh dưỡng do khó nuốt.
Bệnh nhân lo lắng về bệnh
Người nhà bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh.
5.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Làm thong thoáng đư ờng hô hấp Đảm bảo dinh dưỡng.
An thần cho bệnhnhân khi bệnh nhân có c ơn vật vã.
5.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Khi bệnh nhân có kích thích vật vã có thể dùng an thần bằng Seduxen, Valium cho bệnh nhân nghỉ tại phòng kín, tránh tác dụng cụ sắc nhọn dễ vỡ, tránh bệnh nhân đập phá khi l ên cơn dại.
- Làm thông thoáng đư ờng hô hấp : Cho thở ôxy có tím tái, hút đờm dãi khi tăng tiết nhiều.
- Đảm bảo dinh dưỡng bằng đường huyết tĩnh mạch khi bệnh nhân không ăn được. Lấy nhiệt độ, đo huyết áp ngày một lần. Vệ sinh thân thể thay quần áo cho bệnh nhân hằng ngày.
- Động viên an ủi người bệnh, chia xẻ, an ủi ng ười nhà bệnh nhân để cùng chăm sóc bệnh nhân chu đáo.
- Giáo dục sức khoẻ : Hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân cách phòng và xử lý khi bị chó cắn.Nếu gia đình nuôi chó, phải tiêm phòng quy định. Không thả chó tự do. Nếu chó cắn người, phải nhốt chó vào để theo dõi từ 10 - 15 ngày. Nếu chó có biểu hiện ốm, phải cho ng ười bị chó cắn đi tiêm phòng.
Chăm sóc bệnh do Leptospira
Mục tiêu
1.Trình bày nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học bệnh do Leptospira.
2.Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh do Leptospira thể thông thường điển hình.
3. Hướng dẫn cộng đồng cách điều trị và phòng bệnh do Leptospira. 4. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh do Leptospira.
Nội dung
1. Đại cương1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm
Bênh do Leptospira là bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Bệnh được truyền từ động vật sang ng ười qua da và niêm mạc. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân và hội chứng tổn thương gan, thận.
1.2. Mầm bệnh
- Leptospira là xoắn khuẩn nhỏ, Gram âm, hiếu khí, có nội độc tố, có khả năng xuyên qua da và niêm m ạc, nhất là khi da bị xây xước.
- Leptospira có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở 50oC/10 phút. ánh sáng mặt trời và các thuốc khử trùng thông thường dễ tiêu diệt được Leptospira. Tuy vậy Leptospira chịu được lạnh và sống được trong nước tới 3 tuần, sống dai dẳng trong nước cống rãnh,đồng ruộng, khe suối.
- Leptospira gây bệnh cho người và động vật đến nay được biết đến chia thành 23 nhóm, bao gồm 240 type huyết thanh, mỗi type huyết thanh có kháng nguyên đặc hiệu riêng, giữa các type có ngưng kết chéo một phần, gây một phần khó khăn cho việc chẩn đoán.