Đảm bảo dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 58)

5. Điều trị và dự phòng 1 Điều trị

6.4.5. Đảm bảo dinh dưỡng

- Cho bệnh nhân ăn cháo thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt.

- Nếu trẻ biếng ăn, phải thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ, không ăn thức ăn có chất tanh khi trẻ có rối loạn tiêu hoá.

- Cho trẻ ăn ít một, chia nhỏ bữa trong ngày.

- Không cho bệnh nhân kiêng khem quá kỹ vì dễ làm trẻ suy dinh dưỡng.

6.5 Đánh giá

Kế hoạch chăm sóc được đánh giá là tốt khi bệnh nhân hồi phục, không có tai biến sau sởi, hoặc các biến chứng đ ược chăm sóc, điều trị kịp thời, sức khoẻ bệnh nhân hồi phục.

Chăm sóc bệnh nhân ho gà

Mục tiêu

1.Trình bày nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và biến chứng bệnh ho gà thể thông thường điển hình.

2. Hướng dẫn cộng đồng cách điều trị và phòng bệnh ho gà. 3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho gà.

Nội dung

1. Đại cương1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây ra, bệnh lây theo đường hô hấp. Biểu hiện trên lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt.

1.2 Mầm bệnh

- Bordetella pertussis là trực khuẩn Gram (-) hai đầu nhọn hiếu khí, không di động, không sinh nha bào, phát triển tốt trong môi trường máu, nhiệt độ 37oC.

- Vi khuẩn kém chịu đựng với nhiệt độ, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết sau 1 giờ, ở nhiệt đổ 350 C chết sau 30 phút.

1.3 Dịch tễ

1.3.1. Nguồn bệnh

- Là những bệnh nhân bị ho gà thể điển hình. Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh, khi có biểu hiện vi êm long đường hô hấp và những cơn ho đầu tiên.

- Đặc biệt lưu ý những trường hợp không điển hình, bệnh nhân không được cách ly nên dễ lây sang xung quanh.

- Đến nay vẫn chưa xác định có người lành mang trùng.

1.3.2. Đường lây

- Bệnh ho gà lây trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành bằng đường hô hấp do vi khuẩn có trong những giọt n ước bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi.

- Phạm vi lây khoảng dưới 3 mét

1.3.3. Cơ thể cảm thụ

- Bệnh xảy ra quanh năm, mang tính l ưu hành địa phương.

- Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, v ùng địa lý đều có thể bị ho g à, nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi dễ bị mắc hơn, trẻ càng ít tuổi thì bệnh càng nặng.

- Đặc biệt bệnh ho gà thường đi kèm với những bệnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể như cúm, sởi…

- Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững suốt đời, do đó rất hiếm khi bị mắc lại.

- Khoảng 30% trẻ được tiêm chủng vacxin phòng ho gà vẫn có thể bị mắc bệnh nhưng ở thể nhẹ,

2. Cơ chế bệnh sinh

- Những tổn thương ở phổi trong bệnh ho gà chủ yếu do độc tố của vi khuẩn gây ra. Trực khuẩn ho gà vào biểu mô đường hô hấp, phát triển, nhân lên, không xâm nhập vào mạch máu. Tại đây chúng ức chế sự hoạt động của các tế bào biểu mô, gây viêm cấp tính đường hô hấp và kích thích niêm mạch tăng tiết nhầy. Thương tổn xảy ra chủ yếu ở phế quản và tiểu phế quản.

- Độc tố của vi khuẩn một mặt kích thích trực tiếp vào các cảm thụ thần kinh của niêm mạc của đường hô hấp gây ra các c ơn ho điển hình, mặt khác tác động đến hệ thần kinh trung ương. Tại đây độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến trung khu hô hấp ở hành tuỷ, gây ra những biểu hiện rối loạn hô hấp. Nếu nặng có thể ngừng thở. Độc tố còn có thể gây ra những ổ hưng phấn ở trung khu hô hấp, kết quả tạo ra những c ơn ho phản xạ kéo dài. Sự lan truyền của độc tố ở thần kinh trung ương có thể dẫn đế biểu hiện viêm não (Một biến chứng nặng của ho gà).

3. Triệu chứng

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)