Kháng sinh đặc hiệu

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 61)

5. Điều trị và dự phòng 1 Điều trị

5.1.1. Kháng sinh đặc hiệu

- Nguyên tắc: Phải dùng sớm để rút ngắn thời gian của bệnh,tránh lây lan và giảm biến chứng.

- Thường dùng:

+ Erythromycin: Là kháng sinh được ưa chuộng nhất vì độ nhạy cảm cao, dẻ tiền, dễ sử dụng. Liều dùng: 40 – 50mg/kg/ngày chia 4 lần, dùng trong 7- 10 ngày.

+ Ngoài ra có thể dùng: Cotrimoxazal, Amoxicilin. 5.1.2. Điều trị triệu chứng

- Giảm và cắt cơn ho bằng các thuốc thông th ường ít tác dụng nhưng có thể giảm ho bằng một số loại thuốc sau:

+ Dùng thuốc kháng Histamin tổng hợp nh ư siro Phenergan 10- 20ml/ngày

+ Seduxen 1-2 mg /kg / ngày hoặc Gacdenal 2-3 mg /kg /ngày + Theralen 10-20 mg /kg ngày.

+ Antussin, Solmuc.

- Bù nước, điện giải bằng ORESOL.

- Khi có nôn nhiều : dùng Primperan 0,5 - 1ml/ngày - Khi có thở khó : Móc, hút, đờm, dãi, cho thở oxy - Trợ tim mạch : Coramin 0,25% x 20 - 30 giọt/ngày.

5.2 Phòng bệnh

- Khi có dịch, cách ly sớm những trẻ bị bệnh, tránh tập trung đông ng ười. - Tuyên truyền để các gia đình có con nhỏ đi tiêm phòng đúng quy định theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Trẻ em tiếp xúc với bệnh nhân có thể uống Erythromycin để phòng bệnh.

6. Chăm sóc

6.1 Nhận định chăm sóc6.1.1. Hỏi bệnh 6.1.1. Hỏi bệnh

- Bệnh nhân bị bệnh từ bao giờ?

- Bệnh nhân ho từng cơn dài hay ngắn, khi ho có tiếng rít, có khác dãi trong không, có đỏ hay tím mặt không, có nôn sau ho không?

- bệnh nhân có ngủ được không, ăn được không ? có quấy không? có biểu hiện đau đầu không?

- Bệnh nhân đã từng bị bệnh như lần này bao giờ chưa,những trẻ xung quanh có bị bệnh giống bệnh nhân không?

6.1.2. Khám bệnh

- Quan sát toàn trạng bệnh nhân: tình trạng nhiễm trùng, có xuất huyết không, tinh thần có tỉnh táo không, đo thân nhiệt của bệnh nhân.

- Hô hấp: Quan sát môi bệnh nhân có tím không, mức độ ho, sự tăng tiết đờm dãi, sự co kéo các cơ hô hấp, đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở của bệnh nhân.

- Tuần hoàn : Bắt mạch, đo huyết áp

- Tiêu hoá: Bệnh nhân có ăn được không, ăn có đủ dinh d ưỡng không ? có nôn không, số lượng nôn, tính chất của chất nôn.

- Xem bệnh án để biết chẩn đoán, chỉ định thuốc, yêu cầu xét nghiệm và các chỉ định khác để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân.

6.2. Chẩn đoán chăm sóc

- Nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp do tăng tiết đờm dãi.

- Nguy cơ thiếu hụt nước, điện giải và dinh dưỡng do nôn nhiều - Nguy cơ bội nhiễm do ho bị viêm long và tăng tiết nhầy. - Người nhà và bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh.

6.3 Lập kế hoạch chăm sóc

- Làm lưu thông hô hấp.

- Chống mất nước và điện giải và đảm bảo dinh dưỡng. - Hạn chế tình trạng bội nhiễm.

- Giáo dục sức khoẻ.

6.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc6.4.1. Làm lưu thông đư ờng hô hấp

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)