Điều trị và phòng bệnh 1 Điều trị

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 28)

5.1 Điều trị

5.1.1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị càng sớm càng tốt, sau khi nghi ngờ phải điều trị ngay, cố gắng điều trị tại chỗ, hạn chế vận chuyển bệnh nhân đi xa.

- Điều trị cơ chế rất quan trọng, chủ yếu là bổ xung nhanh và kịp thời lượng nước và điện giải đã mất, tích cực chống nhiễm toan và truỵ tim mạch.

- Trong khu vựccó dịch, mọi trường hợp ỉa chảy phải đ ược xử lý như tả. 5.1.2. Điều trị cụ thể

- Bồi phụ nước và điện giải.

Cần làm sớm, khẩn trương, triệt để. Căn cứ vào độ mất nước, chia làm 3 loại để xử lý:

Độ 1: Mất nước khoảng 5% trọng l ượng cơ thể: toàn trạng bình thường , dấu hiệu mất nước kín đáo, mạch nhanh rõ, huyết áp bình thường, lượng bài tiết nước tiểu bình thường, da hơi mất độ căng bóng.

Cho bệnh nhân uống Oresol trung bình 5 - 20ml/kg/giờ. Phải theo dõi dấu hiệu mất nước và số lượng nước tiểu để biết khi nào bù dịch đủ.

Độ 2: Mất nước khoảng 6-8% trọng lượng cơ thể, da mất độ căng bóng, người mệt, hơi bứt rứt, khó chịu, khát n ước, mắt hơi trũng, mạch nhanh yếu, huyết áp hơi hạ, lượng nước tiểu giảm.

Truyền dung dịch có điện giải + uống Oresol.

Độ 3: Mất nước khoảng 10 - 12%. Mất sự đàn hồi của da, nếp véo da mất chậm, da tím tái, ở trẻ nhỏ thì thóp lõm, mắt trũng sâu, người lờ đờ, mệt lả, có thể có rối loạn tri giác. Huyết áp tối đa <60mmHg hoặc huyết áp không đo đ ược, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, bệnh nhân trong tình trạng sốc nặng.

Phải truyền dịch nhanh chóng và có thể truyền 2 đường tĩnh mạch. Khi đã qua giai đoạn nguy kịch, nếu bệnh nhân còn tiếp tục nôn vàỉa chảy thì cho uống Oresol. Ngừng bù dịch khi bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn.

Các loại dịch để bồi phụ nước và điện giải là :

+ Dung dịch uống: Tốt nhất là uống Oresol. Trường hợp không có sẵn

Oresol, thì có thể dùng cháo loãng pha với một ít muối cho bệnh nhân uống. + Các loại dịch truyền:

Các dung dịch đẳng trương như: Ringerlactat, NaCl 9%0, NaHCo3 14%0 Hoặc dung dịch Dhaka, trong 1 lít dung dịch có 5g NaCl, 4g NaHCO 3 và 1 g KCl

- Kháng sinh

+ Kháng sinh dùng trong đi ều trị tả có tác dụng làm giảm khối lượng và thời gian ỉa chảy, rút ngắn thời gian thải phân phẩy khuẩn tả trong phân.

+ Chỉ dùng kháng sinh đường uống, cho uống kháng sinh ngay sau khi bệnh nhân hết nôn.

+ Có thể chọn một trong các kháng sinh sau :

 Kháng sinh để điều trị tả tốt nhất cho ng ười lớn, trừ phụ nữ có thai.

Doxycyclin uống liều duy nhất 300mg Tetraxymyxin 50mg x 4 lần/ ngày x 3 ngày  Kháng sinh đãđược khuyến nghị điều trị tả cho trẻ em.

Cotrimoxazol : Trimethoprim 5mg/ Kg + Sulfamethoxazol 25mg/kg. Dùng 2 lần /ngày x 3 ngày.

Erythromyxin 50mg/ kg x 4 lần/ ngày x3 ngày.  Kháng sinh dùng tốt cho phụ nữ có thai và khi tất cả các loại

kháng sinh trên bị kháng.

Furazolidon : Người lớn : 100mgx 4 lần/ ngày x3 ngày.

Trẻ em :1,25mg/kgx 4 lần/ngày x3 ngày.

- Không được dùng các thuốc: chống ỉa chảy, chống co mạch, cocticoid... trong điều trị bệnh tả.

5.2 Phòng bệnh

- Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. - Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn cộng đồng cách vệ sinh cá nhân: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với chất thải của bệnh nhân...

- Vacxin tả được chỉ định dùng trước khi xảy ra dịch bệnh ở những vùng có nguy cơ bùng nổ dịch tả hoặc những n ơi người đến công tác tại v ùng đang có dịch.

6. Chăm sóc

6.1. Nhận định chăm sóc

Người điều dưỡng thu thập dữ liệu thông tin từ bệnh nhân tả v à người nhà bệnh nhân bằng cách hỏi, quan sát, khám.

6.1.1. Hỏi

Điều dưỡng viên hỏi thật chi tiết bệnh nhân v à người nhà bệnh nhân

- Bệnh xuất hiện từ bao giờ? Chú ý các triệu chứng ỉa chảy, nôn, đặc điểm của phân và chất nôn số lần, số lượng phân, chất nôn, n ước tiểu, tinh thần của người bệnh .

- Khai thác các yếu tố dịch tễ: Thực phẩm, n ước uống bị ô nhiễm? Xung quanh có ai mắc bệnh như bệnh nhân không ?

6.1.2. Khám

Da bình thường hay nhớp nháp mồ hôi - Quan sát tính chất, số lượng phân và chất nôn.

- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay, báo cho bác sĩ.

- Đánh giá mức độ mất nước dựa vào dấu hiệu da ấm, nếp véo vào da, khát nước, mắt trũng, đo lượng nước tiểu.v.v.

- Chú ý phát hiện biến chứng: suy thận, phù phổi cấp, giảm K+ huyết áp hạ đường huyết.

- Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm: + Xét nghiệm phân : soi, cấy phân.

+ Tình trạng cô đặc máu : Công thức máu, Hematocrit.... + Điện giải đồ.

+ Đường huyết (trẻ em).

6.2. Chẩn đoán chăm sóc

- Suy tuần hoàn do mất nước điện giải.

- Tiêu chảy và nôn do xuất tiết và rối loạn tái hấp thu n ước và điện giải ở niêm mạc ruột.

- Dinh dưỡng không đầy đủ do nôn.

- Bệnh nhân lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh.

6.3 Lập kế hoạch chăm sóc

- Chống suy tuần hoàn - Làm hết tiêu chảy và nôn.

- Giúp người bệnh dinh dưỡng đầy đủ. - Giáo dục sức khỏe.

6.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc.

6.4.1. Chống suy tuần hoàn.

- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp 15’/1 lần trong 7 -8 giờ đầu, sau đó 3 - 4 giờ/1lần.

+ Nếu nhiệt độ hạ phải ủ ấm cho bệnh nhân.

+ Nếu mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp giảm phải báo thầy thuốc ngay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và chuẩn bị các phương tiện cấp cứu ( thở oxy, truyền dịch...) - Đánh giá mức độ mất nước để chăm sóc bệnh nhân phù hợp:

+ Bệnh nhân tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước, cần khuyến khích bệnh nhân uống Oresol, uống các dung dịch thay thế nh ư: nước dừa, nước hoa quả, nước cháo loãng thêm muối và có thể cho thêm chuối nghiền để bù kali.

+ Hướng dẫn cho bệnh nhân cách pha và uống Oresol. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, chouống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau, cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 2 - 3 phút.

+ Lưu ý gia đình bệnh nhân không được dùng nước đường đơn thuần cho trẻ uống để bù dịch vì làm cho trẻ ỉa lỏng nhiều hơn và không bù được điện giải.

+ Bệnh nhân có dấu hiệu mất n ước, bù dịch cho bệnh nhân bằng uống Oresol hay truyền dịch.

+ Bệnh nhân có dấu hiệu mất n ước và không thể uống được hoặc mất nươc nặng tiêm truyền không thể được, đặt ống thông mũi dạ d ày để đưa dung dịch Oresol vào .

+ Bệnh nhân phải truyền dịch bằng nhiều đ ường, theo dõi sát tốc độ truyền. Khi mạch, huyết áp ổn định, giảm tốc độ truyền. Chú ý phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp (khó thở, ho khạc ra bọt màu hồng)

+ Sau 3-4 giờ đánh giá lại mức độ mất n ước.

- Đo lượng nước tiểu 15 -30phút/ lần, nước tiểu tăng là tưới máu tốt : 3 - 4 giờ bài tiết một lần là dấu hiệu tốt.

- Lấy máu xétnghiệm : công thứcmáu, Hematocrit, điện giải đồ. 6.4.2. Làm hết tiêu chảy và nôn.

- Cho bệnh nhân nằm buồng riêng, nằm giường có lỗ thủng (giường watten) để giúp cho bệnh nhân đi đại tiểu tiện tại chỗ.Đặt 2 bô có thuốc sát khuẩn để đựng phân và chất nôn.

- Theo dõi phân và chất nôn của bệnh nhân. Đếm số lần, đo số l ượng,tính chất, màu sắc của phân và chất nôn.

- Thường sau khi bù dịch 2- 3 giờ bệnh nhân sẽ hết nôn.

- Lau rửa và thay quần áo thường xuyên cho bệnh nhân để tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân, chú ý vùng mông và vùng cụt phải giữ sạch sẽ, khô.

- Thực hiện y lệnh dùng kháng sinh cho bệnh nhân sau khi bù dịch 3- 4 h và bệnh nhânhết nôn.

- Cân bệnh nhân hàng ngày.

- Lấy phân để gửi xét nghiệm lập vi khuẩn, phải lấy sớm khi xuất hiện ỉa chảy lần đầu.

6.4.3.Giúp người bệnh dinh dưỡng đầy đủ.

- Sau 3-4 giờ điều trị bù nước xong và bệnh nhân hết nôn, nên khuyến khích bệnh nhân ăn lỏng và thức ăn giàu đạm. Sau đó ăn chế độ ăn bình thường, không kiêng khem quá kỹ.

- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, khuyên bà mẹ cho trẻ bú thường xuyên và mỗi lần bú lâu hơn, sau đó cho uống Orsol.

- Nếu trẻ không bú mẹ, cho trẻ uống thêm dịch thức ăn như: nước súp, nước cơm, hay sữa chua. Trẻ bú mẹ hoàn toàn không nên cho thêm dung dịch thức ăn trên.

- Đối với những trẻ nuôi bằng sữa bò nên pha loãng sữa bằng một nửa lúc bình thường, sau đó có thể ăn thêm thức ăn khác.

- Sau khi trẻ ngừng tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm một bữa trong ngày để trẻ lấy lại cân nhanh.

6.4.4. Giáo dục sức khoẻ.

- Khi mắc bệnh tả, bệnh nhân rất lo lắng và sợ hãi. Người điều dưỡng cần phải luôn luôn ở bên cạnh bệnh nhân, động viên, anủi và giải thích rõ về bệnh để bệnh nhân hiểu và an tâm, phối hợp điều trị tích cực cho nhanh khỏi bệnh.

- Hướng dẫn người nhà xử lý phân và chất nôn đúng quy cách, tránh lây lan (phân và chất nôn đổ vào hố tiêu, sau đó dùng vôi bột hoặc Cloramin B).

- Đồ dùng của bệnh nhân cần phải tiệt trùng.

- Bệnh nhân khi thực hiện xuất viện, hướng dẫn phương pháp dự phòng bệnh tả: Vệ sinh thực phẩm, môi tr ường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.v.v.

6.5 Đánh giá

- Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu sau khi bù điện giải và điện giải, bệnh nhân tươi tỉnh lại ngay, da ấm, huyết áp ổn định, hết dấu hiệu mất n ước, hết khát , tiểu nhiều. Nôn mửa ngừng sau những giờ đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăm sóc bệnh nhân lỵ trưc khuẩn

Mục tiêu

1.Trình bày nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn thể điển hình, mức độ trung bình và một số biến chứng thường gặp trong bệnh lỵ trực khuẩn.

2. Hướng dẫn cộng đồng cách điều trị bệnh lỵ trực khuẩn và cách phòng bệnh trực khuẩn tại cơ sở.

2. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn. Nội dung

1. Đại cương1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm

Lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm gây dịch cho các trực khuẩn Shigella lây qua đường tiêu hoá. Bệnh biểu hiện chủ yếu bằng sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng, có máu, mũi nhầy và nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.

1.2 Mầm bệnh

- Shgella là trực khuẩn Gram (-), không vỏ, không lông, không sinh nha bào và

được chia thành 4 nhóm với nhiều typ huyết thanh: + Nhóm A: Shigella Dysenteriae

+ Nhóm B: Shigella Flexneri + Nhóm C: Shigella Boydii + Nhóm D: Shigella Sonnei

- Tất cả các chủng lỵ đều có nội độc tố, riêng Sh. Dysenteriae có thêm ngoại độc

tố. Shigella Dysenterriae có 10 typ huyết thanh, trong Shgella Dysenteriae typ 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) là tup cần được chú ý nhất vì:

+ Sh. Shiga thường gây nên những vụ dịch lớn và kéo dài. + Sh. Shiga kháng thuốc phổ biến hơn các chủng khác.

+ Sh. Shiga thường gây bệnh nặng hơn, kéo dài hơn tỷ lệ tử vong cao hơn các typ khác.

- Trực khuẩn Shgella tồn tại trong n ước ngọt, rau sống, thức ăn từ 7-10 ngày ở nhiệt độ phòng, ở đồ vải bẩn trong đất tới 6-7 tuần. Tuy vậy, lại bị tiêu diệt nhanh trong nước sôI, ánh sáng mặt trời và các dung dịch sát khuẩn thông thường.

1.3 Dịch tễ

Bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng dễ dàng gây dịch ở các vùng có điều kiện vệ sinh môi trường và thực phẩm kém.

- Nguồn bệnh gồm hai đối t ượng:

+ Người bệnh là nguồn quan trọng, thải vi khuẩn trong suốt thời gian mang bệnh và phục hồi (khoảng 6 tuần lễ).

- Đường lây

+ Chủ yếu lây trực tiếp từ bệnh nhân sang ng ườilành qua tay bẩn do tiếp xúc với phân, đồ dùng của bệnh nhân .

+ Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, ruồi nhặng. - Cơ thể cảm thụ:

+ Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhất là trẻ em dưới 3 tuổi.

+ Trẻ em và người già khi mắc bệnh thì thường bị nặng hơn những người khác, do mất nước và nhiễm độc.

+ Sau mắc bệnh để lại miễn dịch yếu, không bền vững, chỉ tồn tại 1-2 năm.

Một phần của tài liệu Đại cương về bệnh truyền nhiễm (Trang 28)