Hiện trạng giao thông

Một phần của tài liệu nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe buýt tại thành phố nha trang (Trang 61)

7. Bố cục đề tài nghiên cứu:

2.2.1 Hiện trạng giao thông

2.2.1.1 Giao thông đối ngoại

Về đƣờng bộ:

- Quốc lộ 1A: Chạy phía Tây thành phố Nha Trang, nối với Quốc lộ 1A cũ tại

Vĩnh Lƣơng và Diên Khánh. Đoạn tuyến chạy qua thành phố Nha Trang có chiều dài khoảng 11km, lộ giới rộng 56m, mặt đƣờng rộng 12m, lề đƣờng mỗi bên rộng 2-3m, chất lƣợng đƣờng tƣơng đối tốt.

- Kết nối giữa tuyến Quốc lộ 1A với đô thị Nha trang đƣợc thông qua 4 tuyến đƣờng đô thị là đƣờng Phạm Văn Đồng từ phía Bắc, đƣờng 2/4 nối với đƣờng qua đèo Rù Rì từ hƣớng Tây Bắc, đƣờng 23/10 từ hƣớng Tây và đƣờng qua khu vực Đồng Bò – Trảng É. Ngoài ra, từ Quốc lộ 1A cũng có thể đi vào trung tâm Thành phố từ phía Nam thông qua tuyến đƣờng qua sân bay Cam Ranh hoặc qua cầu Cam Hải. Việc nâng cấp các tuyến đƣờng này đã tạo đƣợc mối quan hệ thuận lợi giữa thành phố với tuyến Quốc lộ 1A.

- Bến xe đối ngoại: Thành phố Nha Trang hiện có 2 bến xe đối ngoại, 1 bến nằm

trên đƣờng 2/4 và 1 bến nằm trên đƣờng 23/10. Về đƣờng sắt:

- Tuyến đƣờng sắt Thống nhất chạy qua thành phố Nha trang với chiều dài 7,5km,

khổ đƣờng sắt 1m. Ga Nha Trang là ga chính, làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa và hành khách cho các tỉnh Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột, Khánh Hòa tới các địa phƣơng khác trên toàn tuyến. Ga Nha Trang nằm trong trung tâm thành phố với diện tích chiếm đất khoảng 17ha. Hàng ngày có 5 đôi tàu thống nhất, 4 đôi tàu địa phƣơng chạy qua. Khối lƣợng hàng hóa thông qua ga năm 2003 là 22.923T, lƣợng hành khách là 366.825 lƣợt hành khách, hành lý 4.3712T (Số liệu khảo sát tháng 2 năm 2004). Trong tƣơng lai ga Nha Trang trở nên không thuận lợi vì 3 lý do chủ yếu:

+ Thành phố Nha Trang đang có xu hƣớng phát triển mở rộng về phía Tây, việc

tồn tại ga Nha Trang ở trung tâm thành phố sẽ dẫn tới các điểm giao cắt giữa đƣờng sắt với đƣờng thành phố gia tăng lên nhiều.

+ Trong tƣơng lai, khi tuyến đƣờng sắt Thống Nhất hòa nhập với tuyến đƣờng liên

Á, ga Nha Trang sẽ phải có quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách tăng lên nhiều lần. Do đó, cần nâng cao năng lực thông qua của ga.

+ Đƣờng vào ga là đƣờng quay hình bóng đèn gây lãng phí cho vận hành đƣờng

sắt.

Về đƣờng hàng không

- Sân bay Nha Trang chỉ có 1 đƣờng băng rộng 47,5m, dài 1.850m, với diện tích

2,55km2 (255ha) tƣơng đƣơng với diện tích khu vực trung tâm Nha Trang. Hiện nay, sân bay này do quân đội quản lý.

- Sân bay Cam Ranh là sân bay cấp 1, có khả năng tiếp nhận và cho cất hạ cánh máy bay quân sự và vận tải hạng nặng có tải trọng cất hạ cánh <200 tấn, là một trong những sân bay lớn nhất nƣớc ta hiện nay. Sân bay Cam Ranh nối với thành phố bằng đại lộ Nguyễn Tất Thành với chiều dài khoảng 40 km, rất thuận tiện cho việc đi lại. Tuy sân bay Cam Ranh không nằm trong địa phận Nha Trang, nhƣng Cam Ranh vẫn là cảng hàng không quan trọng phục vụ cho thành phố Nha Trang.

Về đƣờng biển:

- Cảng Nha Trang (Cảng Cầu Đá): là cảng nhóm 4, khu vực Nam Trung bộ. Hiện

tại cảng Nha Trang có 2 cầu tàu: Cầu tàu số 1 có chiều dài 204m, cỡ tàu vào cảng 10.000T, cầu tàu số 2 có chiều dài 215m, cỡ tàu vào cảng 20.000T, độ sâu trƣớc bến là 8,5-9m. Cảng đƣợc sử dụng là cảng tổng hợp, phục vụ vận tải hành khách và chuyên chở hàng hóa. Công suất cảng năm 2007 là 600.000T/năm và 3.000HK/năm. Nhịp độ tăng trƣởng hàng hóa bốc xếp qua cảng tăng nhanh từ 15-20%. Cảng Nha Trang hiện do cơ quan trung ƣơng quản lý. Từ năm 2004, công suất thiết kế của cảng là: 1-1,5 triệu tấn.

- Cảng Hải Quân: Là cảng do Học Viện Hải Quân quản lý, là cảng có quy mô nhỏ, chỉ cho phép tàu có tải trọng nhỏ hơn 2.000T cập bến.

- Cảng dầu Mũi Chụt: Là nơi cung cấp dầu cho toàn tỉnh Khánh Hòa, chỉ cho phép tàu có công suất nhỏ hơn 7.000T cập bến.

- Các cảng cá: Cảng Hòn Rớ và cảng Vĩnh Lƣơng.

2.2.1.2 Giao thông nội thành: 2.2.1.2.1 Mạng lƣới đƣờng bộ: 2.2.1.2.1 Mạng lƣới đƣờng bộ:

Mạng lƣới đƣờng bộ của thành phố Nha Trang tƣơng đối dày đặc, với số lƣợng trên 100 tuyến, không kể các tuyến đƣờng thuộc các xã ngoại thành và các tuyến đƣờng hẻm nằm rải rác ở các phƣờng. Do điều kiện địa hình, địa lý, phía Đông giáp với bờ biển nên mạng lƣới đƣờng có dạng nan quạt, gồm các đƣờng hƣớng tâm và các đƣờng vành đai bao quanh khu trung tâm và đô thị hiện có. Hình dạng mạng đƣờng đô thị nhiều khu vực đã đƣợc xác định, tuy nhiên, khả năng phục vụ chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu. Đƣờng vành đai chính của thành phố Nha Trang là Lê Hồng Phong, các đƣờng hƣớng tâm gồm: Trần Quý Cáp - Phan Bội Châu, Yersin, Thái Nguyên - Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi - Lý Thánh Tôn. Mạng lƣới đƣờng trong các phƣờng có hình dạng ô bàn cờ.

Mạng lƣới giao thông đô thị đƣợc phát triển theo 3 hành lang chính: Hành lang du lịch ven biển, hành lang công nghiệp và hành lang dân cƣ đô thị:

- Hành lang du lịch ven biển bao gồm các tuyến giao thông gần bờ biển, tại đó tập

trung nhiều khách sạn và dịch vụ du lịch với các tuyến đƣờng cảnh quan tƣơng đối đẹp nhƣ đƣờng Trần Phú, đƣờng Lê Thánh Tôn, Yersin. . .

- Hành lang công nghiệp là các tuyến đƣờng chính của đô thị chạy qua các khu

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Hành lang dân cƣ đô thị: Các tuyến đƣờng qua trung tâm thành phố, khu vực

phố cũ, khu dân cƣ, sân bay, nhà ga. . .

Các tuyến đƣờng đô thị quan trọng có quy mô nhƣ sau:

- Đƣờng 23/10: là tuyến đƣờng cửa ngõ phía Tây của Thành phố Nha Trang, là

trục giao thông chính nối Nha Trang với thị trấn Diên Khánh có chiều dài khoảng 7,7 km, lộ giới đã đƣợc xác định rộng 30m (4m+10m+2m+10m+4m), mặt đƣờng bê tông nhựa, chất lƣợng tốt.

- Đƣờng 2/4 là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Nha Trang, nối với Quốc lộ 1A

tại chân dèo Rù Rì, tuyến có chiều dài khoảng 7,7km, đoạn tuyến từ cầu Hà Ra đến dèo Rù Rì có lộ giới đã đƣợc xác định rộng 32m (5m+10m+2m+10m+5m), đoạn tuyến từ đƣờng Trần Quý Cáp đến cầu Hà Ra có lộ giới 20m (4m+12m+4m), mặt đƣờng bê tông nhựa, chất lƣợng tốt.

- Đƣờng Trần Phú - Phạm Văn Đồng: Là tuyến đƣờng chạy ven biển Nha Trang,

nối với Quốc lộ 1A tại xã Vĩnh Lƣơng. Trong đó, đoạn đƣờng Trần Phú từ mũi Kê Gà đến Cảng Nha Trang có lộ giới rộng 26m (4m+8m+2m+8m+4m), mặt đƣờng bê tông nhựa, chất lƣợng tốt; Đoạn tuyến Phạm Văn Đồng mới đƣợc xây dựng từ phía Bắc cầu Trần phú đến khu du lịch Rusaka, có lộ giới rộng 25,5m (4,5m+7,5m+1,5m+7,5m+4,5m), mặt đƣờng nhựa, chất lƣợng tốt.

- Tuyến đƣờng Lê Hồng Phong, với tính chất nhƣ đƣờng vành đai đô thị Nha Trang, lộ giới rộng 22,5m (4m+14,5m+4m).

- Các tuyến đƣờng đô thị khác có lộ giới từ 10-20m.

- Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng giao thông đô thị 437km, với mặt cắt ngang

+ Đƣờng <4m: 8 tuyến. + Đƣờng <7m: 18 tuyến.

+ Đƣờng 7- 10m: 53 tuyến.

+ Đƣờng 10-15m: 40 tuyến.

+ Đƣờng >15m: 4 tuyến.

- Diện tích đất nội thành khoảng 78km2, mật độ bình quân đƣờng nội thành là 1,6km/km2. Nhƣ vậy mật độ mạng lƣới đƣờng ở Nha Trang đạt mức trung bình. Thực tế hiện nay, ngoài một vài điểm đặc biệt, thành phố chƣa bị tác động nhiều của vấn đề tắc nghẽn giao thông. Trong tƣơng lai, với quy mô của thành phố khoảng 500.000 dân, nếu duy trì đƣợc mật độ mạng lƣới đƣờng nhƣ trong khu vực trung tâm thành phố, kết hợp với hệ thống giao thông công cộng, nhu cầu giao thông trong thành phố sẽ đƣợc đáp ứng tốt.

2.2.1.2.2 Công trình giao thông:

- Bãi đỗ xe: Hiện nay trong thành phố chƣa có mạng lƣới bãi đỗ xe, các xe ô tô

đỗ trong sân công trình hoặc đỗ trên đƣờng.

- Các nút giao thông: Tại nội thành Nha Trang có 426 nút giao cắt, trong đó: có 3

ngã sáu, 2 ngã năm, 153 ngã tƣ và 268 ngã ba. Phần lớn là nút giao thông không bố trí đèn tín hiệu (toàn thành phố chỉ có 11 nút có đèn tín hiệu), hầu hết là các nút giao cắt đồng mức (chỉ có 1 nút khác mức), có nhiều nút không có đảo ở giữa hoặc có đảo nhƣng không đảm bảo yêu cầu về mặt hình học cũng nhƣ mỹ quan đô thị. Việc phân luồng giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm, trở nên khó khăn và xung đột giữa các dòng xe xảy ra thƣờng xuyên. Vì vậy, việc nghiên cứu quy hoạch cải tạo hệ thống nút giao thông cũng nhƣ việc tạo thêm những nút giao thông mới trở nên rất cần thiết để giải quyết tình trạng này.

- Cầu cống: Trên các tuyến đƣờng chính, mạng lƣới cầu cống đã đƣợc đầu tƣ phù

hợp với cấp đƣờng và tải trọng của tuyến đƣờng, đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại, không bị ách tắc giao thông tại các đầu cầu. Các cầu lớn của thành phố là cầu Trần Phú, cầu Hà Ra, cầu Xóm Bóng, cầu Dứa, cầu Bình Tân, cầu Vĩnh Thái..

2.2.1.2.3 Hệ thống đƣờng thủy nội địa:

Tại Nha trang có 1 hệ thống các bến đò chuyên chở hành khách du lịch đi các đảo trong tỉnh cũng nhƣ vịnh Vân Phong. Hầu hết trên các đảo đều có bến phục vụ du lịch, tuy

nhiên nhiều bến còn chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng. Ngoài ra còn có cảng cá Hòn Rớ, phục vụ cho một số dân chài của thành phố.

2.3 Đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ xe Buýt thành phố Nha Trang

Mạng lƣới VTHKCC của Khánh Hòa hiện nay đã và đang đƣợc xây dựng dựa trên Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2006 đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Khánh Hòa thông qua tại Nghị quyết số 34/2007/NQ-HĐND ngày 21/12/2007 và Đề án Phát triển, tổ chức giao thông đƣờng bộ thành phố Nha Trang đến năm 2015 và định hƣớng đến 2025 đƣợc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 09/9/2010. Tuy nhiên, theo thời gian, mạng lƣới VTHKCC đang vận hành cũng nhƣ trong quy hoạch đang có một số vấn đề tồn tại. Cùng với sự tăng trƣởng mạnh về kinh tế là tình trạng đô thị hóa, sự phát triển của các phƣơng tiện cá nhân tham gia giao thông dẫn đến tình trạng quá tải trên một số tuyến phố, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, trật tự đi lại khó khăn. Mạng lƣới VTHKCC là một bộ phận trong hệ thống mạng lƣới giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại, tiết kiệm chi phí của ngƣời dân, hạn chế ách tắc giao thông, giảm thiểu các tác động của phƣơng tiện đến môi trƣờng...

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có 3 đơn vị hoạt động trên lĩnh vực VTHKCC bằng xe Buýt, gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ vận tải Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ du lịch Phƣơng Trang và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quyết Thắng Nha Trang. Trong đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ vận tải Khánh Hòa hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe Buýt theo phƣơng thức đặt hàng có trợ giá của Nhà nƣớc, hai đơn vị còn lại hoạt động theo chủ trƣơng xã hội hóa đối với các tuyến xe Buýt liên huyện.

Sơ lƣợc về các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe Buýt trên địa bàn thành phố Nha Trang nhƣ sau:

2.3.1 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ vận tải Khánh Hòa: 2.3.1.1 Đặc điểm tình hình: 2.3.1.1 Đặc điểm tình hình:

Công ty dịch vụ vận tải Khánh Hòa là doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Quyết định số 1032/QĐ/UB ngày 13/4/1993 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Ngày

26/8/1997, Công ty chuyển sang hoạt động công ích theo Quyết định số 2058/QĐ/UB của UBND tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22/6/2010, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1605/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phƣơng án chuyển đổi và chuyển Công ty dịch vụ vận tải Khánh Hòa thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ vận tải Khánh Hòa, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty và Luật Doanh nghiệp (nguồn website của Công ty, http://www.dichvuvantaikh.vn).

- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ vận tải

Khánh Hòa.

- Ngành, nghề kinh doanh của Công ty gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực

khai thác bến xe và đƣa đón khách; Vận tải khách bằng xe Buýt; Vận tải khách theo tuyến cố định; Vận tải khách theo hợp đồng; Vận tải khách du lịch. Trụ sở chính: số 58 đƣờng 23/10 - Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa.

Đội xe Buýt là đơn vị trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ vận tải Khánh Hòa, gồm có 10 Tổ, bộ phận với tổng số cán bộ, công nhân viên là 295 ngƣời. Ngày 01/4/2003, tuyến xe Buýt nội thị đầu tiên chính thức đƣa vào hoạt động.

2.3.1.2 Quy mô hoạt động:

Số lƣợng xe Buýt hiện nay là 44 xe hoạt động trên 7 tuyến phù hợp với Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2006 đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đƣợc HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua tại Nghị quyết số 34/2007/NQ-HĐND ngày 21/12/2007 với tổng chiều dài 116,9km, chiều dài bình quân là 16,7km/tuyến. Đây là 7 tuyến xe Buýt đƣợc trợ giá từ ngân sách nhà nƣớc do UBND tỉnh Khánh Hòa đặt hàng hàng năm đến hết năm 2010 và tổ chức đấu thầu khai thác các tuyến xe Buýt này từ năm 2011. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, do các lần đấu thầu đều không thành công nên UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đặt hàng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe Buýt có trợ giá của Ngân sách Nhà nƣớc.

So với năm 2003, khi mới đƣa xe Buýt vào hoạt động số lƣợng xe tăng gấp đôi từ 22 chiếc, đến nay là 44 chiếc; tƣơng ứng với số tuyến hoạt động cũng tăng gấp đôi, từ 3 tuyến nay là 7 tuyến (tuyến số 7 từ Diên Khánh đi Khánh Vĩnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/11/2012). Mạng lƣới xe Buýt nội thị hiện đang khai thác trải khắp các

trục giao thông chính theo hƣớng Bắc-Nam, Đông-Tây, đi qua các Trung tâm, khu dân cƣ, trƣờng học, bệnh viện, nhà ga, bến xe,…đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của ngƣời dân trong khu vực thành phố Nha Trang đƣợc thể hiện chi tiết theo Bảng 2.1:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các tuyến xe Buýt của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ vận tải Khánh Hòa

Số hiệu tuyến Tên tuyến Cự ly tuyến (km) Lộ trình đầy đủ Tần suất hoạt động Số điểm dừng Giá lƣợt (đồng /lƣợt) 01 BÌNH TÂN <-> LÊ HỒNG PHONG <-> THÀNH 18 Bình Tân (UBND Vĩnh Trường)<-> Võ Thị Sáu <-> Tô Hiệu <-> Trƣờng Sơn <-> Phƣớc Long <-> Lê Hồng Phong <-> Mã Vòng <-> Đƣờng 23/10 <-> Quốc lộ 1A <-> Tỉnh Lộ 2 <-> Thành (Trạm xe Buýt Thành) 15 phút/ lƣợt 33 5.000 02 BÌNH TÂN <-> TRẦN PHÚ <-> THÀNH 18 Bình Tân (Trạm xe Buýt

Một phần của tài liệu nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe buýt tại thành phố nha trang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)