7. Bố cục đề tài nghiên cứu:
5.1.3 Giải pháp bổ sung hoàn chỉnh thông tin về dịch vụ xe Buýt tại thành phố Nha
nƣớc và quốc tế phấn đấu xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ƣơng.
5.1.3 Giải pháp bổ sung hoàn chỉnh thông tin về dịch vụ xe Buýt tại thành phố Nha Trang Trang
Nhu cầu sử dụng của ngƣời dân về loại hình VTHKCC bằng xe Buýt ngày càng nhiều đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa của các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ các đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe Buýt. Việc cải thiện hệ thống thông tin hành khách công cộng bằng xe Buýt sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút ngƣời dân đi lại bằng xe Buýt và dần dần hình thành thói quen đi lại bằng xe Buýt, góp phần bảo vệ môi trƣờng, giảm chi phí xã hội và tai nạn giao thông. Tạo sự thu hút không chỉ với những khách hàng hiện tại mà còn một lƣợng lớn khách hàng tiềm năng. Hệ thống thông tin không chỉ đƣợc cải thiện về nội dung mà VTHKCC còn phải đƣợc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại giúp hành khách theo dõi lộ trình của tuyến Buýt, giúp cho hành khách tiếp cận với xe Buýt một cách nhanh nhất, giảm thời gian chờ đợi và số lần chuyển tuyến của họ.
Qua kết quả khảo sát nhu cầu cải tiến (phụ lục 8), có 385/450 ngƣời đồng ý việc bổ sung thêm thông tin trên xe; 393/450 ngƣời đồng ý bổ sung thêm thông tin tại nhà chờ; 369/450 ngƣời đồng ý bổ sung thêm thông tin tại điểm dừng xe Buýt; 333/450 ngƣời đồng ý bổ sung thêm thông tin tại trƣờng học, bệnh viện, trong đó một số ý kiến đề xuất bổ sung thêm thông tin tại một số điểm dừng khách du lịch trên đƣờng Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vƣơng, Trần Quang Khải; bổ sung thông tin tại các khách sạn, các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, công viên; một số nhà chờ lớn nhƣ Vinpearl, Mã Vòng, khu phố Tây; bổ sung thêm thông tin bằng ngoại ngữ nhƣ tiếng Anh, tiếng Nga đặc biệt đối với tuyến số 02, 04; bổ sung thông tin tại nhà ga, các bến đò, bến phà; cập nhật lên trang Web của Sở Giao thông Vận tải; xây dựng thêm trang web về dịch vụ xe Buýt; cần có tờ rơi thông tin về dịch vụ xe Buýt. Cùng với việc kiểm tra thực trạng thông tin dịch vụ các
tuyến xe Buýt tại thành phố Nha Trang, tác giả kiến nghị nên thực hiện một số giải pháp cải thiện thông tin hành khách cho toàn mạng VTHKCC trong thành phố cụ thể nhƣ sau:
- Cải thiện thông tin trên phƣơng tiện: áp dụng công nghệ GIS, có radio, sơ đồ lộ
trình tuyến đầy đủ.
Trên phƣơng tiện cần cung cấp cho hành khách các thông tin về tuyến, tên điểm, vị trí điểm dừng mà tuyến đi qua, dừng đỗ đón khách, chiều đi của điểm dừng đỗ, giờ mở bến, giờ đóng bến, giá vé khi đi trên tuyến, sơ đồ mạng lƣới đƣờng mà tuyến đi qua. Tên điểm đầu và điểm cuối mà tuyến đi qua, để hành khách khi đi trên xe cũng có thể biết đƣợc mình đang đi đến đâu để có sự chuẩn bị xuống xe…(Tham khảo thông tin cung cấp cho hành khách trên tuyến 44 của xe Buýt Hà Nội - Hình 5.1).
Hình 5.1: Tham khảo nội dung thông tin trên phƣơng tiện của xe Buýt Hà Nội
- Xây dựng các trang Web với đầy đủ các thông tin về các tuyến Buýt, các điểm
dừng và thời gian biểu hoạt động của từng tuyến. Hiện nay, các thông tin xe Buýt chỉ có duy nhất trên trang web của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ vận tải Khánh Hòa, là đơn vị khai thác 6 tuyến xe Buýt nội thị, riêng 2 tuyến xe Buýt liên huyện vẫn chƣa có thông tin trên bất cứ trang web nào. Về thông tin về dịch vụ xe Buýt của 6 tuyến nội thị thể hiện vẫn chƣa đầy đủ, chỉ nói lộ trình tuyến rút gọn, vẫn chƣa có thông tin về sơ đồ tuyến…vẫn cần thiết phải nâng cấp cải tạo hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Tuy nhiên, trong tƣơng lai kiến nghị phải có một trang web chung về dịch vụ xe Buýt tại thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách.
- Cải thiện và đổi mới thông tin tại nhà chờ, các điểm dừng, các Pano, các điểm đầu cuối:
Các nhà chờ, điểm dừng đỗ, các Pano, các điểm đầu cuối hiện nay cung cấp chƣa đủ thông tin cho hành khách sử dụng dịch vụ xe Buýt. Các điểm dừng trên tuyến mới chỉ có vai trò thông báo điểm dừng đỗ của xe Buýt trên đƣờng còn vai trò cung cấp thông tin cho hành khách thì chƣa đƣợc chú trọng phát huy. Thông tin trên các phƣơng tiện biển báo, panô chƣa thật sự hƣớng tới nhu cầu của hành khách. Các thông tin đều đƣợc thông báo mang tính chất chung chung, không rõ các điểm dừng đỗ trên tuyến ở đâu, không rõ thời gian chạy xe nhƣ thế nào, giá vé trên tuyến này là bao nhiêu....Đối với một hệ thống thông tin hành khách hiện đại, thông tin cung cấp cho hành khách phải luôn đầy đủ, cập nhập và dễ tiếp cận. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các điểm dừng hiện nay trên tuyến phải hƣớng tới nhu cầu của hành khách. Do đó thông tin tại các điểm dừng đỗ phải cung cấp thêm thông tin về điểm dừng đỗ tiếp theo, thời gian hoạt động, giá vé trên tuyến, các điểm có thể chuyển tuyến....
Các điểm dừng đỗ cần phải có đầy đủ các thông tin để phục vụ hành khách và hành khách có thể nhận biết từ xa cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách nhƣ: Biển báo hiệu vị trí dừng; Một lôgô và gam màu biểu tƣợng của giao thông công cộng; Tên điểm dừng, tên tuyến, số hiệu, hƣớng và lộ trình; Thời gian có xe Buýt chạy qua hoặc tần suất; Bản đồ lộ trình tuyến; Biểu đồ chạy xe của tuyến; Tần suất, thời gian biểu chạy xe của tuyến; Bản đồ mạng lƣới tuyến, các vị trí có điểm dừng, cũng nhƣ các điểm dừng có các tuyến khác đi qua….
Nhà chờ khi xây dựng trên tuyến cần phải có những yếu tố sau: Có vị trí đỗ xe cho xe vào đón, trả hành khách phù hợp theo quy định; Có mái che, ghế ngồi cho hành khách; Có thông tin về xe cho hành khách (Bản đồ lộ trình tuyến, biểu đồ chạy xe của tuyến, thời gian xe có tại các điểm dừng, biểu đồ mạng lƣới tuyến,…); Việc thiết kế bệ xe Buýt và các điểm dừng đỗ cần phải tính đến việc thuận lợi cho hành khách là cao tuổi, trẻ em và ngƣời khuyết tật sử dụng dịch vụ xe Buýt. Về thiết kế của xe hiện tại trên tuyến có thể chƣa thay đổi đƣợc nhƣng có thể thiết kế bậc lên xuống cao tai các điểm dừng đỗ. (Tham khảo một nhà chờ điển hình của xe Buýt thành phố Hồ Chí Minh - Hình 5.2).
Tuy nhiên không nhất thiết điểm dừng đỗ nào cũng phải có nhà chờ, tùy thuộc vào nhu cầu, vị trí, lƣợng hành khách, diện tích đất tại vị trí điểm dừng mà có xây dựng nhà chờ hay không. Tùy thuộc vào không gian đặt nhà chờ, mà chọn kiểu dáng nhà chờ cho phù hợp với không gian.
Hình 5.2: Tham khảo nội dung thông tin trên nhà chờ của xe Buýt TP.HCM
- Trong tƣơng lai, nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cung cấp
thông tin cho hành khách sử dụng dịch vụ xe Buýt tại các điểm dừng đỗ, nhà chờ, các Pano.
- Thực hiện lắp đặt các bảng thông tin về dịch vụ xe Buýt tại các khu vực tập
trung đông dân cƣ nhƣ tại các trƣờng học, bệnh viện, trung tâm thƣơng mại, các khu du lịch…riêng tại các địa điểm du lịch cung cấp thông tin cho hành khách bằng các ngoại ngữ khác nhƣ tiếng Anh và tiếng Nga. Ngoài ra, còn thực hiện việc phát các tờ rơi cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ xe Buýt tại thành phố Nha Trang.