5. Nội dung nghiên cứu
3.2.3.7 Nhân tố “Điều kiện làm việc”
Bảng 3.13: Phân tích sự hài lòng công việc của nhân viên tại Khách sạn Starlet theo nhân tố “Điều kiện làm việc”
BIẾN QUAN SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ ĐTB
1 2 3 4 5
Nơi làm việc sạch sẽ, tiện nghi,
an toàn và thoải mái 1,72% 41,38% 37,93% 18,97% 0,00% 2,74 Trang thiết bị, máy móc đầy đủ
cho công việc 8,62% 43,10% 41,38% 6,90% 0,00% 2,47
Tôi được cung cấp đầy đủ thông
tin để hoàn thành công việc 0,00% 0,00% 12,07% 67,24% 20,69% 4,09 Thời gian làm việc hợp lý 0,00% 0,00% 22,41% 63,79% 13,79% 3,91 Việc đánh giá thực hiện công
việc được thực hiện khách quan, khoa học và công bằng
0,00% 0,00% 31,03% 56,90% 12,07% 3,81
Qua bảng 3.13 ta thấy: Trong 5 biến quan sát đo lường cho nhân tố “Điều kiện làm việc” thì:
Biến được nhân viên đánh giá cao nhất là biến “Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để hoàn thành công việc” với mức điểm trung bình là 4,09. Đây là một mức điểm rất cao và mức điểm này cho thấy rằng nhân viên tại Starlet cảm thấy họ đã được khách sạn cung cấp đầy đủ thông tin để hoàn thành công việc khi được giao công việc và họ hài lòng với điều này. Vì vậy, ban lãnh đạo Starlet cần duy trì và thực hiện tốt hơn nữa để mức độ hài lòng của nhân viên đối với việc này đạt mức cao nhất (mức 5 điểm).
Hai biến tiếp theo là “Thời gian làm việc hợp lý” với mức điểm trung bình là 3,91 và “Việc đánh giá thực hiện công việc được thực hiện khách quan, khoa học và công bằng” với mức điểm trung bình là 3,81. Đây là hai biến có mức độ đánh giá khá tương đồng với tỷ lệ nhân viên đánh giá tốt đều trên 50% và không có nhân viên nào đánh giá không tốt đối với các biến này. Điều này nói lên rằng hầu hết nhân viên tại khách sạn Starlet đều cảm thấy hài lòng với thời gian làm hiện tại và việc đánh giá thực hiện công việc cũng được thực hiện rất khách quan, khoa học và công bằng. Do đó, khách sạn cần duy trì và phát huy hơn nữa để mức độ hài lòng của nhân viên đối với tiêu chí này ngày càng được nâng cao.
Về “Trang thiết bị, máy móc đầy đủ cho công việc”, đây là tiêu chí có mức độ hài lòng thấp nhất với mức điểm trung bình là 2,47. Vậy để nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công tác trang bị trang thiết bị, máy móc cho công việc của khách sạn thì ban lãnh đạo Starlet cần tìm hiểu xem đối với từng công việc cụ thể thì khách sạn còn thiếu những trang thiết bị và máy móc cần thiết nào, từ đó có những chủ trường cụ thể để kịp thời bổ sung để nhân viên có đầy đủ trang thiết bị để thực hiện tốt công việc, góp phần làm cho mức độ hài lòng đối với biến quan sát này cũng được nâng cao hơn.
Và đối với tiêu chí “Nơi làm việc sạch sẽ, tiện nghi, an toàn và thoải mái” thì mức độ hài lòng chỉ đạt mức dưới trung bình với 2,74 điểm. Trong đó, tỷ lệ nhân viên đánh giá không tốt lên tới 43,1% trong khi tỷ lệ nhân viên đánh giá tốt chỉ đạt 18,97%, sự
chênh lệch này tuy không quá lớn nhưng nó cũng phần nào làm cho sự hài lòng chung của nhân viên đối với biến này bị giảm xuống. Vì vậy, ban lãnh đạo Starlet cần tìm hiểu nguyên nhân và có những chính sách cải thiện để môi trường làm việc trong khách sạn ngày càng sạch sẽ, tiện nghi, an toàn và thoải mái hơn nữa. Điều này sẽ góp phần làm cho mức độ hài lòng của nhân viên đối với điều kiện làm việc tại khách sạn cũng được tăng lên đáng kể.
Nhìn chung trong 5 tiêu chí đo lường cho nhân tố “Điều kiện làm việc” thì hầu hết các tiêu chí đều được nhân viên đánh giá tốt với mức độ hài lòng khá cao. Do đó, ban lãnh đạo khách sạn cần phát huy tốt hơn nữa trong tương lai vì “Điều kiện làm việc” cũng là một trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho nhân viên cảm giác an toàn, thuận lợi và thoải mái khi làm việc, góp phần làm cho họ hài lòng với công việc mình đang làm hơn; từ đó sẽ phát huy tối đa sở trường, năng lực bản thân và nâng cao năng suất lao động.
Tóm lại, việc phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại Khách sạn Starlet sẽ giúp tác giả biết được rằng: Trong từng nhân tố cụ thể thì có những biến quan sát nào được nhân viên đánh giá hài lòng, những biến nào được nhân viên đánh giá ở mức trung bình và những biến nào chưa được nhân viên đánh giá là hài lòng. Bên cạnh đó, ở từng biến quan sát cụ thể tác giả cũng có thể biết được tỷ lệ nhân viên đánh giá ở các mức điểm cụ thể là bao nhiêu. Việc phân tích như vậy giúp tác giả biết được nguyên nhân tại sao nhân tố đó có mức độ hài lòng như vậy, đối với những nhân tố bị nhân viên đánh giá là chưa hài lòng thì dựa vào kết quả phân tích này tác giả sẽ dễ dàng chỉ ra được nguyên nhân xuất phát từ biến quan sát nào, từ đó kết hợp với quan sát thực tế tác giả sẽ đưa ra nguyên nhân chính xác nhất cho từng nhân tố. Không những thế, từ việc tìm ra nguyên nhân tác giả sẽ đưa ra được những biện pháp và chính sách phù hợp nhất để ban lãnh đạo khách sạn quản lý tốt hơn nguồn nhân lực của mình, từ đó làm cho nhân viên ngày càng hài lòng với công việc của mình, góp
phần nâng cao hơn nữa sự hài lòng đối với công việc của nhân viên, thúc đẩy nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao hơn và gắng bó lâu dài với khách sạn. Những điều này sẽ được tác giả trình bày chi tiết trong chương tiếp theo.