Nhân tố “Cấp trên”

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 69)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2.3.4Nhân tố “Cấp trên”

Bảng 3.10: Phân tích sự hài lòng công việc của nhân viên tại Khách sạn Starlet theo nhân tố “Cấp trên”

BIẾN QUAN SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ ĐTB

1 2 3 4 5

Cấp trên luôn quan tâm, động

viên và hỗ trợ tôi khi cần thiết 0,00% 27,59% 51,72% 18,97% 1,72% 2,95 Cấp trên luôn lắng nghe và ghi

nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên

6,90% 77,59% 12,07% 3,45% 0,00% 2,12 Cấp trên đối xử công bằng với

nhân viên cấp dưới 0,00% 1,72% 51,72% 41,38% 5,17% 3,50 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn

và khả năng điều hành 0,00% 1,72% 43,10% 50,00% 5,17% 3,59 Tôi luôn tôn trọng cấp trên 0,00% 0,00% 72,41% 22,41% 5,17% 3,33

Nhà lãnh đạo hay còn được gọi là “cấp trên” là người liên kết nhân viên với phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên diễn ra tốt đẹp thì hành động của nhân viên sẽ nhất quán với mục tiêu của công ty, góp phần làm cho công việc của công ty luôn được hoàn thành đúng với mục tiêu đã đề ra. Vì vậy đây cũng là một nhân tố khá quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua bảng 3.10 ta thấy, mức độ hài lòng của nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Starlet đối với các tiêu chí đo lường cho nhân tố “Cấp trên” nhìn chung không cao lắm. Có thể là do ban lãnh đạo khách sạn chưa thấy được hết tầm quan trọng của mối quan hệ này nên ít chú trọng tới việc xây dựng và phát huy tốt hơn đối với công tác này. Vậy nếu muốn mọi mục tiêu mà khách sạn đề ra luôn được hoàn thành tốt thì ban lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đối với nhân tố này. Để hiểu hơn về mức độ hài lòng của nhân viên tại khách sạn đối với cấp trên, tác giả đã tiến hành phân tích sự hài lòng đối với từng tiêu chí cụ thể thuộc nhân tố này để có một cái nhìn chính xác hơn và kết quả thu được như sau:

+ Tiêu chí “Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành” với mức điểm trung bình đạt 3,59 là tiêu chí được nhân viên đánh giá tốt nhất (tỷ lệ nhân viên đánh giá tốt lên tới trên 50%). Do đó, ban lãnh đạo cần tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn nữa để chứng tỏ được năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành của mình, làm cho nhân viên ngày càng cảm thấy hài lòng với cấp trên của mình.

+ Tiêu chí tiếp theo là “Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới” với mức đánh giá trung bình là 3,50. Trong đó, tỷ lệ nhân viên đánh giá tốt đối với biến quan sát này đạt 46,55%; 51,72% nhân viên cảm thấy bình thường và chỉ có 1,72% nhân viên đánh giá chưa hài lòng. Điều này nghĩa là hầu hết nhân viên đang làm việc tại khách sạn đều cảm thấy cấp trên của mình đã đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới. Đây là một điều đáng khích lệ mà ban lãnh đạo Starlet cần làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

+ Đối với tiêu chí “Tôi luôn tôn trọng cấp trên” thì mức độ hài lòng của nhân viên đạt mức trên trung bình với mức điểm không quá cao (3,33 điểm). Tuy nhiên so với

những tiêu chí khác thì đây là tiêu chí duy nhất có 100% nhân viên đều đánh giá từ trung bình trở lên với 72,41% nhân viên đánh giá là trung bình, 22,41% nhân viên cảm thấy đồng ý và 5,17% nhân viên hoàn toàn đồng ý với tiêu chí này. Đây là dấu hiệu khá tốt, ban lãnh đạo cần duy trì và phát huy tốt hơn nữa.

+ Về phần tiêu chí “Cấp trên luôn lắng nghe và ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên”, đây là tiêu chí có mức độ hài lòng thấp nhất với điểm trung bình là 2,12. Nguyên nhân chính làm cho biến này có mức điểm trung bình thấp như vậy là do tỷ lệ nhân viên đánh giá dưới trung bình lên tới 84,49%, trong khi đó tỷ lệ nhân viên đánh giá trên trung bình chỉ đạt 3,45%. Sự chênh lệch quá lớn như vậy làm cho sự hài lòng chung của nhân viên đối với biến quan sát này giảm xuống mức khá thấp. Điều này cho thấy hầu hết nhân viên đang làm việc tại khách sạn cảm thấy cấp trên của họ chưa lắng nghe và chưa ghi nhận những ý kiến đóng góp của họ. Đây là một sự thiếu sót nghiêm trọng của ban lãnh đạo khách sạn vì điều này có thể làm cho nhân viên cảm thấy họ chưa được cấp trên tôn trọng, dẫn đến nhân viên thụ động trong việc đưa ra ý kiến và cảm thấy không tôn trọng cấp trên của mình. Vì vậy, ban lãnh đạo Starlet cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những biện pháp cụ thể, phù hợp để cải thiện và nâng cao hơn nữa sự hài lòng của nhân viên đối với tiêu chí này.

+ Tiêu chí cuối cùng là “Cấp trên luôn quan tâm, động viên và hỗ trợ tôi khi cần thiết” với mức điểm trung bình là 2,95. Điều này cho thấy, nhân viên Starlet cảm thấy cấp trên chưa thực sự quan tâm, động viên và hỗ trợ họ khi cần thiết. Bên cạnh đó, có tới 27,59% nhân viên đánh giá dưới trung bình, đây là nhóm nhân viên chưa hài lòng với tiêu chí này. Do đó, ban lãnh đạo cần có sự quan tâm, động viên và hỗ trợ hơn nữa đối với nhân viên để nhân viên đánh giá tốt hơn đối với tiêu chí này, góp phần làm cho sự hài lòng chung của nhân viên đối với cấp trên cũng được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 69)