Nhân tố “Đồng nghiệp”

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 67)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2.3.3 Nhân tố “Đồng nghiệp”

Bảng 3.9: Phân tích sự hài lòng công việc của nhân viên tại Khách sạn Starlet theo nhân tố “Đồng nghiệp”

BIẾN QUAN SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ ĐTB

1 2 3 4 5

Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng 0,00% 3,45% 22,41% 58,62% 15,52% 3,86 Tôi và đồng nghiệp có sự phối

hợp làm việc tốt 0,00% 3,45% 53,45% 34,48% 8,62% 3,48

Đồng nghiệp là người đáng tin

cậy 0,00% 10,34% 65,52% 20,69% 3,45% 3,17

Đồng nghiệp luôn hỗ trợ và cho

tôi lời khuyên khi cần thiết 0,00% 3,45% 25,86% 62,07% 8,62% 3,76

Nhìn vào bảng 3.9 ta thấy: Hầu hết các biến quan sát đều được nhân viên đánh giá trên mức trung bình. Điều này cho thấy nhân viên khá hài lòng với các biến quan sát đo lường cho nhân tố “Đồng nghiệp”. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy hầu hết nhân viên đang làm việc tại khách sạn đều hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp của mình. Khách sạn cần có tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên nhìn chung thì ở hầu hết các biến vẫn còn tồn tại một số ít nhân viên nhận xét là không đồng ý với các quan điểm này. Cụ thể như sau:

Biến quan sát có mức độ hài lòng cao nhất là biến “Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng” với mức điểm trung bình là 3,86. Trong đó, có tới 74,14% nhân viên đánh giá trên mức trung bình; 22,41% nhân viên đánh giá trung bình và chỉ có 3,45% nhân viên đánh giá dưới mức trung bình. Điều này nghĩa là hầu hết nhân viên Starlet đều cảm thấy đồng nghiệp mình là người thân thiện và hòa đồng, dó đó khách sạn cần làm tốt hơn nữa.

Về quan điểm “Đồng nghiệp luôn hỗ trợ và cho tôi lời khuyên khi cần thiết” thì nhân viên đánh giá khá cao với mức điểm trung bình là 3,76. Trong đó, tỷ lệ nhân viên đánh giá trên trung bình chiếm tới 70,69%, với tỷ lệ này ta có thể nói rằng hầu hết nhân viên Starlet đều cảm thấy đồng nghiệp của họ đã luôn hỗ trợ và cho họ lời khuyên khi cần thiết. Vì vậy khách sạn cần duy trì và khuyến khích nhân viên giúp đỡ nhau nhiều hơn nữa trong công việc để đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.

Biến quan sát tiếp theo là “Tôi và đồng nghiệp có sự phối hợp làm việc tốt” có mức điểm trung bình là 3,48 với tỷ lệ nhân viên đánh giá từ mức trung bình trở lên rất cao lên tới 96,55% và chỉ có 3,45% nhân viên đánh giá dưới mức trung bình. Điều này chứng minh rằng gần như tất cả nhân viên Starlet đều cảm thấy họ và đồng nghiệp luôn có sự phối hợp làm việc tốt, đây là một thuận lợi rất lớn cho khách sạn vì việc này cho thấy rằng quy trình làm việc của khách sạn diễn ra rất trôi chảy, do đó khách sạn cần phát huy tốt hơn nữa để góp phần làm cho bộ máy làm việc của khách sạn luôn được thông suốt và liền mạch.

Đối với biến quan sát cuối cùng, biến “Đồng nghiệp là người đáng tin cậy”, đây là biến có mức độ hài lòng thấp nhất với mức điểm trung bình là 3,17. Nguyên nhân chính là do so với những tiêu chí khác thì tiêu chí này có tới 10,34% nhân viên đánh giá là không hài lòng với biến này, tuy nhiên tỷ lệ này không quá cao nên cũng không đáng lo ngại. Do đó, nhìn chung thì khách sạn cần làm tốt hơn nữa để mức độ hài lòng của nhân viên đối với tiêu chí này ngày càng được nâng cao hơn.

Như vậy, mặc dù vẫn còn có một số nhân viên cảm thấy chưa hài lòng với các biến thuộc nhân tố “Đồng nghiệp” nhưng nhìn chung hều hết các biến quan sát này đều có mức độ hài lòng khá cao, điều này cho thấy hiện tại nhân viên Starlet cảm thấy hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp của mình. Do đó, khách sạn cần tạo điều kiện để các nhân viên có cơ hội tìm hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn nữa, góp phần làm cho mối quan hệ đồng nghiệp trong khách sạn ngày càng được gắn bó và tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)