Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 35)

5. Nội dung nghiên cứu

1.5 Giả thuyết nghiên cứu

Mặc dù tồn tại các mối quan hệ nhân quả tiềm tàng giữa các biến số độc lập sử dụng trong mô hình, nhưng đề tài giả thuyết các biến số là độc lập nhau và nghiên cứu đưa ra các giả thuyết như sau:

Thu nhập là nhu cầu cơ bản của người lao động. Thu nhập không chỉ cần thiết cho cuộc sống bản thân mà còn cần thiết cho cả gia đình nhân viên. Thu nhập giúp cho nhân viên cảm thấy được đánh giá đúng khả năng, năng lực làm việc và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của một tổ chức. Sự chi trả không hợp lý và không công bằng là nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn của nhân viên.

H1: Việc chi trả thu nhập của Khách sạn Starlet cho nhân viên càng hợp lý và công bằng thì mức độ hài lòng công việc của nhân viên càng cao.

Cơ hội đào tạo và thăng tiến là một trong những động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Đối với nhiều người, thu nhập không phải là giải pháp thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của họ mà phải là chức vụ, địa vị mà họ đạt được.

H2: Khách sạn tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội đào tạo và thăng tiến càng tốt thì họ càng hài lòng với công việc tại khách sạn.

Trong công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả làm việc cũng như sự hài lòng công việc của nhân viên. Đồng nghiệp là những người cùng làm việc chung với nhau; khi đồng nghiệp giúp đỡ nhau, phối hợp làm tốt nhiệm vụ được giao thì sự hài lòng công việc càng cao.

H3: Mối quan hệ đồng nghiệp trong khách sạn càng tốt thì mức độ hài lòng công việc của nhân viên càng cao.

Trong công việc, không chỉ tồn tại mối quan hệ với đồng nghiệp mà còn có mối quan hệ với cấp trên. Cấp trên quan tâm, hỗ trợ sẽ làm thỏa mãn nhu cầu quan hệ, tương tác trong công việc, đồng thời làm tăng sự hài lòng công việc của nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên tăng lên khi lãnh đạo của họ có hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi nhân viên mình thực hiện tốt công việc, đối xử công bằng, biết lắng nghe ý kiến và quan tâm đến lợi ích của nhân viên.

H4: Mối quan hệ với cấp trên càng tốt thì mức độ hài lòng công việc của nhân viên tại khách sạn càng cao.

Một trong những động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc tốt là có một chính sách phúc lợi tốt. Có thể nói chính sách phúc lợi là phần phụ trợ của công ty dành cho nhân viên của mình. Tùy từng công ty mà áp dụng các chính sách phúc lợi khác nhau và nó đáp ứng được đa dạng nhu cầu của nhân viên.

H5: Các chính sách phúc lợi của khách sạn được thực hiện càng tốt thì nhân viên càng hài lòng với công việc của mình.

Đặc điểm công việc là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên và tạo được hiệu quả làm việc tốt nếu đặc điểm công việc đó phù hợp với nhân viên. Khi nhân viên hiểu rõ công việc và cảm thấy công việc đó phù hợp với năng lực hiện tại của bản thân thì họ sẽ yêu thích và có trách nhiệm với công việc của mình hơn; điều này sẽ giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.

H6: Nhân viên tại khách sạn càng hài lòng với đặc điểm công việc đang làm thì sự hài lòng đối với công việc của họ càng cao.

Môi trường và điều kiện làm việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ hài lòng công việc của người lao động. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho người lao động có cảm giác an toàn, thuận lợi và thoải mái khi làm việc; từ đó sẽ phát huy tối đa sở trường, năng lực bản thân và nâng cao năng suất lao động.

H7: Điều kiện làm việc của khách sạn càng tốt thì mức độ hài lòng công việc của nhân viên càng cao.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)