Sự hài lòng đối với nhân tố “Thu nhập” theo các đặc điểm cá nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 83)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2.6.1 Sự hài lòng đối với nhân tố “Thu nhập” theo các đặc điểm cá nhân

Theo tháp nhu cầu của Maslow thì thu nhập là nhu cầu cơ bản của người lao động. Thu nhập không phải là yếu tố quyết định nhưng lại là yếu tố rất cần thiết cho cuộc sống của người lao động cũng như của cả gia đình người lao động. Do đó, tác giả đã tiến hành phân tích sự hài lòng đối với thu nhập theo các đặc điểm cá nhân để hiểu rõ hơn mức độ hài lòng của từng nhóm đối tượng khác nhau như thế nào (xem Bảng

3.16).

Bảng 3.16: Phân tích sự hài lòng đối với nhân tố “Thu nhập” theo các đặc điểm cá nhân

CHỈ TIÊU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

1 2 3 4 5 Giới tính Nam 0,00 50,00 43,33 6,67 0,00 Nữ 3,57 35,71 39,29 21,43 0,00 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 0,00 60,00 33,33 6,67 0,00 Từ 26 đến 35 tuổi 0,00 30,00 56,67 13,33 0,00 Từ 36 đến 45 tuổi 9,09 63,64 0,00 27,27 0,00 Từ 46 đến 55 tuổi 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00 Trên 55 tuổi      Thâm niên làm việc Dưới 1 năm 4,76 61,90 28,57 4,76 0,00 Từ 1 – dưới 5 năm 0,00 35,48 48,39 16,13 0,00 Từ 5 – 10 năm 0,00 20,00 40,00 40,00 0,00 Trên 10 năm 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00

Trình độ học vấn

Phổ thông/Đào tạo nghề 0,00 41,67 41,67 16,67 0,00

Trung cấp 16,67 50,00 33,33 0,00 0,00

Cao đẳng 0,00 58,33 37,50 4,17 0,00

Đại học/Sau đại học 0,00 18,75 50,00 31,25 0,00 Thu nhập bình quân hàng tháng Dưới 2 triệu đồng 20,00 80,00 0,00 0,00 0,00 Từ 2 – dưới 4 triệu đồng 0,00 46,67 48,89 4,44 0,00 Từ 4 – 6 triệu đồng 0,00 0,00 33,33 66,67 0,00 Trên 6 triệu đồng 0,00 0,00 0,00 100,00 0,00 Chức vụ Trưởng bộ phận 0,00 0,00 33,33 66,67 0,00 Giám sát 0,00 25,00 75,00 0,00 0,00 Nhân viên 2,22 53,33 40,00 4,44 0,00

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)

Qua bảng 3.16 ta thấy:

Về giới tính: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với thu nhập giữa

nhân viên nam và nhân viên nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên nam cảm thấy chưa hài lòng về thu nhập chiếm tới 50% trong khi đó tỷ lệ này ở nữ chỉ là 35,71%; điều này cho thấy mức độ hài lòng đối với thu nhập của nhân viên nam còn thấp hơn so với nhân viên nữ. Nguyên nhân là do công việc của các nhân viên nam thường nặng nhọc hơn nhân viên nữ nhưng mức lương thường được trả theo chức vụ và thâm niên nên một số nhân viên nam cảm thấy mức thu nhập như vậy là chưa tương xứng với công sức của mình. Do đó, khách sạn cần chú ý hơn đối với việc chi trả lương cho nhân viên nam sao cho hợp lý hơn.

Về độ tuổi: Nhìn chung có sự khác biệt đáng kể về mức độ hài lòng đối với nhân

tố thu nhập của các nhóm tuổi. Trong đó, 100% nhân viên ở độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi đều đánh giá thu nhập của họ đạt mức trung bình, đây là độ tuổi gần về hưu do đó họ sẽ không quan tâm nhiều lắm về vấn đề này. Tuy nhiên khách sạn cần phải chú ý hơn đối với các nhóm tuổi còn lại vì đây là ngành cần nhiều lao động trẻ nhưng mức độ hài

lòng với thu nhập của các đối tượng này thì không cao, điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng dịch chuyển lao động giữa các khách sạn.

Về thâm niên làm việc: Có sự khác biệt đáng kể về mức hài lòng của nhân tố thu

nhập theo thâm niên làm việc. Mức độ hài lòng đối với thu nhập của các nhân viên tăng dần theo thâm niên làm việc, nhân viên có thâm niên làm việc từ 5 năm trở lên có mức độ hài lòng đối với thu nhập cao hơn nhân viên có thâm niên làm việc dưới 5 năm. Bởi lẽ, thu nhập của nhân viên tại khách sạn hiện nay được chi trả dựa trên thâm niên làm việc của nhân viên đó. Đây là một thực tế thường thấy ở hầu hết các doanh nghiệp; tuy nhiên, khách sạn cần phải có biện pháp điều chỉnh hợp lý hơn về vấn đề thu nhập của các nhân viên có thâm niên làm việc dưới 5 năm vì đây thường là nhóm nhân viên thuộc đối tượng lao động trẻ, là đối tượng lao động cần thiết cho khách sạn trong tương lai.

Về trình độ học vấn: Nhóm nhân viên có trình độ đại học/sau đại học có đánh giá

về sự hài lòng đối với thu nhập là cao nhất với trên 80% nhân viên đánh giá từ mức trung bình trở lên, trong đó có tới 31,25% đánh giá hài lòng với thu nhập. Điều này là do khách sạn có chính sách chi trả thu nhập cho nhân viên dựa theo bằng cấp. Đối với 3 nhóm trình độ học vấn còn lại thì mức độ đánh giá về sự hài lòng cho thu nhập vẫn còn thấp. Cụ thể, họ đánh giá ở mức không hài lòng từ 41,67%; 50%; 58,33% cho trình độ học vấn từ phổ thông/đào tạo nghề đến trung cấp và cao đẳng. Thiết nghĩ khách sạn nên điều chỉnh chính sách chi trả lương theo bằng cấp cho phù hợp để không có sự chênh lệch quá lớn giữa mức thu nhập của các trình độ học vấn khác nhau.

Về thu nhập bình quân hàng tháng: Nhìn chung, có sự khác biệt đáng kể về mức

độ hài lòng đối với thu nhập của nhân viên giữa các mức thu nhập bình quân hàng tháng. Cụ thể: Với mức thu nhập dưới 2 triệu thì 100% nhân viên đánh giá không hài lòng. Tỷ lệ được giảm còn khoảng 46,67% cho mức thu nhập từ 2 – dưới 4 triệu đồng. Ngược lại, mức hài lòng được tăng lên với mức đánh giá hài lòng từ 66,67% đến 100% cho mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng đến trên 6 triệu đồng. Điều này xảy ra là một việc

khá thực tế, song khách sạn cần xem xét và có những điều chỉnh hợp lý sao cho mức

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)