5. Nội dung nghiên cứu
3.2.6.5 Sự hài lòng đối với nhân tố “Phúc lợi” theo các đặc điểm cá nhân
Chính sách phúc lợi là phần phụ trợ của công ty dành cho nhân viên của mình. Tùy từng công ty mà áp dụng các chính sách phúc lợi khác nhau và nó đáp ứng được đa dạng nhu cầu của nhân viên. Một chính sách phúc lợi tốt sẽ mang lại động lực lớn cho nhân viên làm việc tốt hơn và góp phần làm cho nhân viên hài lòng hơn đối với công việc của mình. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành phân tích sự hài lòng của nhân viên đối với nhân tố này theo từng đặc điểm cá nhân để hiểu rõ hơn ở từng nhóm đối tượng khác nhau thì mức độ hài lòng đối với chính sách phúc lợi sẽ khác nhau như thế nào (xem Bảng 3.20).
Bảng 3.20: Phân tích sự hài lòng đối với nhân tố “Phúc lợi” theo các đặc điểm cá nhân
CHỈ TIÊU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
1 2 3 4 5 Giới tính Nam 0,00 0,00 60,00 40,00 0,00 Nữ 0,00 0,00 21,43 57,14 21,43 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 0,00 0,00 46,67 53,33 0,00 Từ 26 đến 35 tuổi 0,00 0,00 33,33 46,67 20,00 Từ 36 đến 45 tuổi 0,00 0,00 63,64 36,36 0,00 Từ 46 đến 55 tuổi 0,00 0,00 0,00 100,00 0,00 Trên 55 tuổi
Thâm niên làm việc Dưới 1 năm 0,00 0,00 57,14 42,86 0,00 Từ 1 – dưới 5 năm 0,00 0,00 29,03 51,61 19,35 Từ 5 – 10 năm 0,00 0,00 60,00 40,00 0,00 Trên 10 năm 0,00 0,00 0,00 100,00 0,00 Trình độ học vấn Phổ thông/Đào tạo nghề 0,00 0,00 41,67 50,00 8,33 Trung cấp 0,00 0,00 66,67 33,33 0,00 Cao đẳng 0,00 0,00 41,67 41,67 16,67
Đại học/Sau đại học 0,00 0,00 31,25 62,50 6,25 Thu nhập bình quân hàng tháng Dưới 2 triệu đồng 0,00 0,00 40,00 60,00 0,00 Từ 2 – dưới 4 triệu đồng 0,00 0,00 44,44 44,44 11,11 Từ 4 – 6 triệu đồng 0,00 0,00 33,33 66,67 0,00 Trên 6 triệu đồng 0,00 0,00 0,00 50,00 50,00 Chức vụ Trưởng bộ phận 0,00 0,00 22,22 66,67 11,11 Giám sát 0,00 0,00 0,00 100,00 0,00 Nhân viên 0,00 0,00 48,89 40,00 11,11
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Qua bảng 3.20 ta thấy:
Về giới tính: Mức độ hài lòng đối với chính sách phúc lợi của cả nhân viên nam
và nhân viên nữ đều đạt từ mức trung bình trở lên và mức độ hài lòng của nhân viên nữ thì cao hơn nhân viên nam, cụ thể là: có tới 21,43% nhân viên nữ đánh giá là rất hài lòng với chính sách phúc lợi trong khi nhân viên nam là 0%, hay tỷ lệ nhân viên nữ đánh giá là hài lòng với chính sách phúc lợi cao hơn tỷ lệ này ở nam với mức chênh lệch khá lớn là 17,14%. Điều này có thể được giải thích bởi những chính sách phúc lợi như nhau giữa nam và nữ về BHYT, BHXH,…và nhân viên nữ còn hưởng thêm các phúc lợi về thai sản,… Tuy nhiên, nhìn chung thì không có sự sai khác giữa giới tính với mức độ hài lòng đối với “Phúc lợi”.
Về độ tuổi: Hầu hết nhân viên ở các nhóm tuổi đều đánh giá khá hài lòng với
chính sách phúc lợi, điều này cho thấy chính sách phúc lợi của khách sạn được thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, có thể thấy nhân viên trong độ tuổi từ 26 – 35 có mức độ hài lòng cao hơn các độ tuổi khác (mức 5: 20%), nguyên nhân là do độ tuổi này là độ tuổi kết hôn, thai sản,…nên những chính sách phúc lợi được hưởng cũng nhiều hơn. Mặc dù vậy, nhìn một cách tổng quát vẫn không có sự sai khác nào về mức độ hài lòng đối với “Phúc lợi” giữa các độ tuổi.
Về thâm niên làm việc: Từ bảng ta thấy, giữa sự hài lòng về “Phúc lợi” với thâm
niên làm việc thì không có sự khác biệt, cụ thể là 100% nhân viên đều đánh giá mức hài lòng với nhân tố “Phúc lợi” từ mức thấp nhất là trung bình trở lên. Đặc biệt có hơn 36% nhân viên đánh giá ở mức hài lòng. Đây là điều tốt mà doanh nghiệp nên phát huy.
Về trình độ học vấn: Nhìn chung thì hầu hết nhân viên ở các nhóm trình độ đều
đánh giá từ trung bình trở lên đối chính sách phúc lợi của khách sạn. Trong đó, nhóm có mức độ hài lòng thấp nhất là nhóm trình độ trung cấp, đây là nhóm duy nhất không có nhân viên nào đánh giá là rất hài lòng với chính sách phúc lợi nhưng lại có tỷ lệ nhân viên đánh giá ở mức trung bình cao nhất lên tới 66,67%. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì sự chênh lệch này là không đáng kể và có thể nói là không có sự khác biệt giữa mức độ hài lòng đối với nhân tố này và trình độ học vấn.
Về thu nhập bình quân hàng tháng: Trong 4 nhóm thu nhập thì nhóm có mức độ
hài lòng cao nhất đối với chính sách phúc lợi là nhóm có mức thu nhập trên 6 triệu đồng và nhóm có mức độ hài lòng thấp nhất là nhóm có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do những nhân viên có mức thu nhập trên 6 triệu thường đảm nhiệm các chức vụ cao trong khách sạn nên việc có nhiều chính sách phúc lợi hơn so với các nhóm nhân viên khác ví dụ như: ăn sáng miễn phí tại nhà hàng của khách sạn, đào tạo,… Còn đối với nhóm thu nhập dưới 2 triệu, đây thường là những nhân viên mới vào làm trong khách sạn nên đôi khi chưa được trải nghiệm một số chính sách
phúc lợi như: đi du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ phép,…do đó mức độ hài lòng của họ chưa cao so với các nhóm nhân viên khác. Mặc dù vậy nhưng nhìn chung thì giữa mức độ hài lòng đối với nhân tố này và trình độ học vấn vẫn không có sự sai khác.
Về chức vụ: Nhìn chung thì trên 60% nhân viên thuộc nhóm chức vụ giám sát và
trưởng bộ phận đều cảm thấy hài lòng với chính sách phúc lợi của khách sạn. Riêng nhóm chức vụ nhân viên thì tỷ lệ này chỉ đạt trên 40% nhưng lại có tới 48,89% nhân viên đánh giá là trung bình, điều này cho thấy có khá nhiều nhân viên chưa thực sự hài lòng với chính sách phúc lợi. Tuy vậy, nhưng xét một cách tổng thể thì không có sự khác biệt giữa sự hài lòng đối với “Phúc lợi” và chức vụ.
Tóm lại, nhìn chung 100% nhân viên ở các đối tượng đều đánh giá từ trung bình trở lên đối với chính sách phúc lợi của khách sạn. Điều này cho thấy hầu hết các nhân viên trong khách sạn đều hài lòng với chính sách phúc lợi hiện tại, vì vậy khách sạn cần làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Như vậy, không có sự khác biệt nhau giữa các đặc điểm cá nhân với mức độ hài lòng đối với nhân tố “Phúc lợi” nên ban lãnh đạo cần có sự quan tâm đồng đều giữa các nhóm đối tượng.