Cơ cấu lao động của Khách sạn Starlet

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 50)

5. Nội dung nghiên cứu

3.1.5Cơ cấu lao động của Khách sạn Starlet

Sau đây là cơ cấu lao động của Khách sạn Starlet tại thời điểm nghiên cứu.

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Khách sạn Starlet_Nha Trang

CHỈ TIÊU SỐ NGƯỜI TỈ TRỌNG Tổng số lao động 58 100% 1. Theo giới tính Nam 30 51,72% Nữ 28 48,28% 2. Theo trình độ học vấn Phổ thông/Đào tạo nghề 12 20,69% Trung cấp 6 10,34% Cao đẳng 24 41,38%

Đại học/Sau đại học 16 27,59%

3. Theo độ tuổi Từ 18 – 25 tuổi 15 25,86% Từ 26 – 35 tuổi 30 51,72% Từ 36 – 45 tuổi 11 18,97% Từ 46 -55 tuổi 2 3,45% Trên 55 tuổi 0 0,00%

4. Theo bộ phận

Buồng phòng 14 24,14%

Nhà hàng 7 12,07%

Lễ tân (Nhân viên lễ tân và Poster) 10 17,24%

Bếp 6 10,34% Kỹ thuật 5 8,62% Spa 4 6,90% Kinh doanh 3 5,17% Kế toán 3 5,17% Bảo vệ 6 10,34%

(Nguồn: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu của tác giả)

Tuy là khách sạn tiêu chuẩn 3 sao nhưng so với các khách sạn cùng hạng khác thì Khách sạn Starlet có số lượng nhân viên không cao với tổng số lao động là 58 người (ví dụ: Khách sạn The Light có 67 người,…). Điều này cũng dễ hiểu khi khách sạn chỉ kinh doanh trên 2 lĩnh vực chính là lưu trú và ăn uống, ngoài ra các lĩnh vực kinh doanh khác không có quy mô lớn nên số lượng nhân viên cần thiết không cao. Mặt khác, tuy số lượng lao động của khách sạn ít hơn nhưng do nhu cầu cũng như phạm vi hoạt động của khách sạn là không cao chỉ với 14 tầng và 74 phòng thì số lượng nhân viên như thế là vừa đủ và phù hợp.

Qua bảng 3.1 ta thấy: Cơ cấu lao động của Khách sạn Starlet có sự chênh lệch không cao về mặt giới tính với số lượng lao động nam nhiều hơn số lượng lao động nữ là 2 người. Điều này dễ nhận thấy bởi nhân viên ở một số bộ phận như: kỹ thuật, bảo vệ, poster và bếp hầu hết đều là nhân viên nam; nhân viên nữ chỉ tập trung chủ yếu ở các bộ phận như: buồng, nhà hàng và spa.

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá thực trạng chuyên môn, chất lượng lao động của khách sạn. Hiện nay, số lượng lao động có trình độ đại học/sau đại học của khách sạn là 16 người, chiếm tỉ trọng là 27,59%; số lao

động có trình độ cao đẳng là 24 người, chiếm tỉ trọng cao nhất với 41,38%; số lao động có trình độ trung cấp là 6 người, chiếm tỉ trọng thấp nhất với 10,34%; và cuối cùng, số lao động có trình độ phổ thông/đào tạo nghề là 12 người, chiếm 20,69%. Có thể nói chất lượng lao động hiện tại của Khách sạn Starlet đang ở mức khá tốt vì gần 70% nhân viên đang làm việc tại khách sạn đều có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, tuy nhiên để thích nghi với xu hướng ngày càng phát triển như hiện nay thì khách sạn cần nâng cao hơn nữa chất lượng lao động của mình.

Về cơ cấu lao động theo độ tuổi thì nhìn chung độ tuổi trung bình của Khách sạn Starlet tương đối trẻ (lao động có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi và từ 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao với tỉ trọng của từng độ tuổi lần lượt là 25,86% và 51,72%); đây là hai độ tuổi rất năng động, tràn đầy nhiệt huyết, có khả năng thích nghi, nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh, làm việc nhanh nhẹn và sáng tạo nhất trong các độ tuổi. Đây là một thuận lợi lớn cho khách sạn trong việc đào tạo nhân viên trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và nhu cầu du khách ngày càng cao như hiện nay.

Tóm lại, hiện nay Khách sạn Starlet có cơ cấu lao động tương đối tốt với độ tuổi trung bình tương đối trẻ, số lượng nhân viên nam nhiều và trình độ học vấn của lao động đạt mức khá tốt. Đây là những điều kiện thuận lợi để khách sạn phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên trong thời gian gần đây nguồn nhân lực của khách sạn có những sự chuyển biến đáng kể cần lưu ý. Một số chuyển biến tốt như: số lượng lao động tăng lên, độ tuổi trung bình trẻ hơn,… Bên cạnh đó cũng tồn tại một số chuyển biến xấu mà khách sạn cần quan tâm, đó là: một số lượng đáng kể lao động có trình độ, có kinh nghiệm xin nghỉ việc; một số nhân viên có thái độ làm việc không tích cực (thể hiện ở một số việc như: đi làm trễ, chưa chú tâm khi làm việc,…); nhân viên mới thiếu kinh nghiệm,…

Như vậy, từ những tồn tại trên đòi hỏi khách sạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có những biện pháp, chính sách cụ thể trong công tác quản lý nguồn nhân lực

để làm cho nguồn lực của khách sạn ngày càng ổn định và có chất lượng cao hơn nữa, điều này sẽ làm giúp khách sạn đạt được hiệu quả làm việc cao nhất (xem Phụ lục 3).

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 50)