5. Nội dung nghiên cứu
3.2.6.3 Sự hài lòng đối với nhân tố “Đồng nghiệp” theo các đặc điểm cá nhân
Trong công việc, mối quan hệ đồng nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả làm việc cũng như sự hài lòng công việc của nhân viên. Mối quan hệ đồng nghiệp tốt sẽ giúp cho nhân viên hiểu nhau hơn từ đó có sự phối hợp làm việc tốt hơn, làm cho hiệu quả công việc cũng tốt hơn. Chính vì thế, tác giả đã tiến hành phân tích sự hài lòng của nhân viên đối với đồng nghiệp theo từng đặc điểm cá nhân để hiểu rõ hơn mức độ hài lòng của nhân viên đối với nhân tố này khác nhau ra sao giữa các đối tượng
Bảng 3.18: Phân tích sự hài lòng đối với nhân tố “Đồng nghiệp” theo các đặc điểm cá nhân
CHỈ TIÊU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
1 2 3 4 5 Giới tính Nam 0,00 0,00 63,33 30,00 6,67 Nữ 0,00 3,57 21,43 53,57 21,43 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 0,00 0,00 66,67 26,67 6,67 Từ 26 đến 35 tuổi 0,00 0,00 23,33 56,67 20,00 Từ 36 đến 45 tuổi 0,00 9,09 63,64 18,18 9,09 Từ 46 đến 55 tuổi 0,00 0,00 50,00 50,00 0,00 Trên 55 tuổi Thâm niên làm việc Dưới 1 năm 0,00 0,00 57,14 28,57 14,29 Từ 1 – dưới 5 năm 0,00 3,23 35,48 48,39 12,90 Từ 5 – 10 năm 0,00 0,00 20,00 60,00 20,00 Trên 10 năm 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00 Trình độ học vấn Phổ thông/Đào tạo nghề 0,00 8,33 58,33 25,00 8,33 Trung cấp 0,00 0,00 50,00 33,33 16,67 Cao đẳng 0,00 0,00 45,83 33,33 20,83
Đại học/Sau đại học 0,00 0,00 25,00 68,75 6,25 Thu nhập bình quân hàng tháng Dưới 2 triệu đồng 0,00 0,00 40,00 20,00 40,00 Từ 2 – dưới 4 triệu đồng 0,00 2,22 44,44 40,00 13,33 Từ 4 – 6 triệu đồng 0,00 0,00 33,33 66,67 0,00 Trên 6 triệu đồng 0,00 0,00 0,00 50,00 50,00 Chức vụ Trưởng bộ phận 0,00 0,00 33,33 66,67 0,00 Giám sát 0,00 0,00 25,00 75,00 0,00 Nhân viên 0,00 2,22 46,67 33,33 17,78
Từ bảng tổng hợp 3.18 có thể nhận thấy không có sự sai khác giữa các đặc điểm cá nhân với mức độ hài lòng đối với nhân tố “Đồng nghiệp”. Hầu hết các đối tượng đều hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp. Điều này phần nào thể hiện được mối quan hệ tốt giữa các nhân viên với nhau trong khách sạn. Cụ thể như sau:
Về giới tính: Mặc dù không có sự sai khác giữa nam và nữ nhưng mức độ đánh
giá hài lòng và hoàn toàn hài lòng đối với nhân tố “Đồng nghiệp” của nhân viên nữ là cao hơn nam (nhân viên nữ: mức 4 (53,57%), mức 5 (21,43%); nhân viên nam: mức 4 (30%), mức 5 (6,67%)). Tuy nhiên đối với nhân viên nữ vẫn có 3,57% nhân viên đánh giá là không hài lòng. Thiết nghĩ sự đánh giá này có thể là do sự sai khác về đặc điểm tâm lý cá nhân giữa nam và nữ gây ra.
Về độ tuổi: Nhìn chung ở cả 4 nhóm tuổi (ngoại trừ nhóm tuổi trên 55 tuổi không
có nhân viên nào) thì hầu hết nhân viên đều có mức độ hài lòng đối với đồng nghiệp ở mức từ trung bình trở lên. Như vậy không có sự khác biệt nào giữa mức độ hài lòng đối với “Đồng nghiệp” và độ tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm tuổi khác nhau thì mức độ đánh giá cũng có sự khác nhau. Trong đó, nhóm có tỷ lệ nhân viên đánh giá là hài lòng với đồng nghiệp cao nhất là nhóm từ 26 đến 35 tuổi với tỷ lệ 56,67%; điều này cũng dễ hiểu vì đây là độ tuổi cũng còn trẻ và thời gian gắn bó với nhau cũng tương đối, do đó mối quan hệ đồng nghiệp của họ cũng tốt hơn so với các nhóm tuổi khác.
Về thâm niên làm việc: Trong 4 nhóm thâm niên làm việc thì chỉ có một nhóm
duy nhất có nhân viên chưa hài lòng với đồng nghiệp là nhóm từ 1 đến dưới 5 năm, điều này có thể là do nhóm đối tượng này thường là nhóm nhân viên có kinh nghiệm làm việc tương đối nên nhiều lúc những nhân viên này sẽ có những mâu thuẫn về cách làm việc dẫn đến bất đồng về quan điểm gây ra việc không hài lòng với đồng nghiệp; song, nhìn một cách tổng quát thì hầu hết các đối tượng có thâm niên làm việc khác nhau đều hài lòng với nhân tố thu nhập.
Về trình độ học vấn: Nhóm nhân viên có tỷ lệ nhân viên hài lòng với mối quan hệ
lòng, điều này dễ dàng nhận thấy vì nhóm nhân viên này là nhóm thường giữ những vị trí cao trong khách sạn, do đó họ cần phải tạo cho mình mối quan hệ tốt nhất với đồng nghiệp để nắm bắt được công việc cũng như tâm tư của nhân viên cấp dưới. Nhóm nhân viên duy nhất có tỷ lệ nhân viên không hài lòng với đồng nghiệp là nhóm trình độ phổ thông/đào tạo nghề (8,33% đánh giá ở mức 2). Mặc dù vậy, nhưng nhìn chung thì không có sự khác biệt nào giữa nhân tố “Đồng nghiệp” với trình độ học vấn.
Về thu nhập bình quân hàng tháng: Nhìn chung không có sự sai khác giữa đặc
điểm thu nhập bình quân hàng tháng với mức độ hài lòng đối với “Đồng nghiệp” (trên 50% nhân viên ở các nhóm thu nhập đều cảm thấy hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp của mình). Trong đó, nhóm nhân viên có thu nhập trên 6 triệu là nhóm có 100% nhân viên đều hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp hiện tại. Ngoài ra, chỉ có duy nhất một nhóm nhân viên vẫn còn nhân viên chưa hài lòng với đồng nghiệp là nhóm từ 2 đến dưới 4 triệu, có thể là do nhóm nhân viên này có cả nhân viên mới và nhân viên cũ nên vẫn còn xảy ra tình trạng nhân viên cũ chưa thân thiện với nhân viên mới dẫn đến một số nhân viên mới chưa hài lòng với các đồng nghiệp của mình.
Về chức vụ: Trong cả 3 nhóm chức vụ thì chỉ có nhóm chức vụ nhân viên là vẫn
còn có người chưa hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp. Còn đối với hai nhóm nhân viên còn lại thì trên 60% nhân viên đều hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp hiện tại. Song, nhìn chung cả ba nhóm này đều có trên 97% nhân viên đánh giá từ mức trung bình trở lên. Con số này nói lên rằng không có sự khác biệt giữa các chức vụ với sự hài lòng đối với nhân tố “Đồng nghiệp”.
3.2.6.4 Sự hài lòng đối với nhân tố “Cấp trên” theo các đặc điểm cá nhân
Trong công việc, ngoài mối quan hệ với đồng nghiệp thì mỗi nhân viên còn có mối quan hệ với cấp trên. Cấp trên quan tâm, hỗ trợ sẽ làm thỏa mãn nhu cầu quan hệ, tương tác trong công việc, đồng thời làm tăng sự hài lòng công việc của nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên tăng lên khi lãnh đạo của họ có hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi nhân viên mình thực hiện tốt công việc, đối xử công bằng, biết
lắng nghe ý kiến và quan tâm đến lợi ích của nhân viên. Để hiểu hơn về mức độ đánh giá của từng nhân viên đối với nhân tố này, tác giả đã tiến hành phân tích sự hài lòng của nhân viên đối với mối quan hệ cấp trên theo từng đặc điểm cá nhân (xem Bảng 3.19).
Bảng 3.19: Phân tích sự hài lòng đối với nhân tố “Cấp trên” theo các đặc điểm cá nhân
CHỈ TIÊU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
1 2 3 4 5 Giới tính Nam 0,00 16,67 73,33 10,00 0,00 Nữ 0,00 17,86 75,00 7,14 0,00 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 0,00 20,00 66,67 13,33 0,00 Từ 26 đến 35 tuổi 0,00 13,33 83,33 3,33 0,00 Từ 36 đến 45 tuổi 0,00 27,27 63,64 9,09 0,00 Từ 46 đến 55 tuổi 0,00 0,00 50,00 50,00 0,00 Trên 55 tuổi Thâm niên làm việc Dưới 1 năm 0,00 28,57 61,90 9,52 0,00 Từ 1 – dưới 5 năm 0,00 12,90 83,87 3,23 0,00 Từ 5 – 10 năm 0,00 0,00 80,00 20,00 0,00 Trên 10 năm 0,00 0,00 0,00 100,00 0,00 Trình độ học vấn Phổ thông/Đào tạo nghề 0,00 8,33 75,00 16,67 0,00 Trung cấp 0,00 50,00 50,00 0,00 0,00 Cao đẳng 0,00 20,83 75,00 4,17 0,00
Đại học/Sau đại học 0,00 6,25 81,25 12,50 0,00 Thu nhập bình quân hàng tháng Dưới 2 triệu đồng 0,00 20,00 80,00 0,00 0,00 Từ 2 – dưới 4 triệu đồng 0,00 20,00 75,56 4,44 0,00 Từ 4 – 6 triệu đồng 0,00 0,00 66,67 33,33 0,00 Trên 6 triệu đồng 0,00 0,00 50,00 50,00 0,00
Chức vụ
Trưởng bộ phận 0,00 0,00 66,67 33,33 0,00
Giám sát 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00
Nhân viên 0,00 22,22 73,33 4,44 0,00
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả)
Qua bảng 3.19 ta thấy: Nhìn chung về giới tính thì mức độ hài lòng đối với cấp trên không có sự khác biệt nào. Riêng nhân viên ở những nhóm đối tượng khác nhau phân theo độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, thu nhập bình quân và chức vụ thì có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với cấp trên nhưng mức độ khác biệt này không lớn. Để biết những nhóm đối tượng này khác biệt như thế nào, tác giả đã tiến hành phân tích cụ thể ở từng đặc điểm cá nhân và kết quả thu được như sau:
Về giới tính: Hầu hết nhân viên nam và nữ đều đánh giá nhân tố “Cấp trên” ở
mức từ không hài lòng tới hài lòng, điều này cho thấy không có sự khác nào về mức độ hài lòng đối với cấp trên giữa nhân viên nam và nhân viên nữ hay dễ hiểu hơn là cấp trên không có sự phân biệt đối xử giữa nhân viên nam và nhân viên nữ, khách sạn cần làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhìn chung thì mức độ hài lòng ở cả hai nhóm đối tượng này vẫn chưa cao vì có tới trên 70% nhân viên đánh giá ở mức trung bình và gần 18% nhân viên cảm thấy chưa hài lòng với cấp trên của mình. Do đó, khách sạn cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện và nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng ở cả hai nhóm nhân viên này.
Về độ tuổi: Nhìn chung các nhân viên ở các nhóm tuổi đều đánh giá không cao về
cấp trên của mình; ngoại trừ nhóm từ 46 đến 55 tuổi, đây là nhóm có tới 50% nhân viên hài lòng với cấp trên và không có nhân viên nào không hài lòng với cấp trên. Đối với các nhóm tuổi còn lại thì nhóm nào cũng có nhân viên chưa hài lòng với cấp trên, trong đó nhóm có tỷ lệ nhân viên chưa hài lòng cao nhất là nhóm từ 36 đến 45 tuổi với tỷ lệ là 27,27%. Song, sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với “Cấp trên” giữa các nhóm tuổi này là không lớn.
Về thâm niên làm việc: Có sự khác biệt không lớn giữa sự hài lòng về “Cấp trên”
với thâm niên làm việc. Cụ thể là trong 58 nhân viên đang làm việc tại khách sạn thì hầu hết các nhân viên có thâm niên làm việc từ 5 năm trở lên đều đánh giá trên trung bình đối với mối quan hệ cấp trên và không có nhân viên nào đánh giá là chưa hài lòng với mối quan hệ này. Điều này cũng dễ hiểu vì hầu hết các nhân viên có mức thâm niên làm việc cao như vậy thường là những người có kinh nghiệm làm việc rất tốt và đảm nhiệm những vị trí cao trong khách sạn nên cấp trên thường có sự quan tâm hơn để có thể giữ chân họ làm việc lâu hơn cho khách sạn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Starlet cần có những biện pháp cụ thể đối với nhóm nhân viên có thâm niên làm việc dưới 5 năm, đây là nhóm nhân viên vẫn còn tỷ lệ khá cao nhân viên chưa hài lòng với cấp trên, nhất là đối với các nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm (28,57% đánh giá ở mức 2).
Về trình độ học vấn: Nhìn chung, có sự sai khác không lớn giữa nhân tố “Cấp
trên” với trình độ học vấn, mức độ hài lòng đối với cấp trên của các nhóm trình độ học vấn hầu hết đều ở mức trung bình. Song cần lưu ý, có đến 50% và 20% nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng không hài lòng với cấp trên. Đây là một tỷ lệ khá cao trong khi số lượng nhân viên ở trình độ này tại khách sạn khá cao. Do đó, cấp trên cần tìm hiểu và có những thay đổi trong cách quản lý cũng như tạo quan hệ tốt với cấp dưới để tạo hiệu quả trong công việc.
Về thu nhập bình quân hàng tháng: Mức độ hài lòng với cấp trên của nhân viên
tăng dần theo mức thu nhập của họ, nghĩa là có sự sai khác về mức độ hài lòng đối với cấp trên giữa các nhóm thu nhập; song, nhìn một cách tổng quát thì sự sai khác này là không lớn. Trong đó, nhóm nhân viên có mức thu nhập trên 6 triệu/tháng là nhóm có tỷ lệ nhân viên hài lòng với cấp trên cao nhất với tỷ lệ là 50% và nhóm có tỷ lệ nhân viên hài lòng thấp nhất là nhóm có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng với tỷ lệ là 0%. Nguyên nhân là do những nhân viên có mức thu nhập cao thường là các quản lý hay trưởng bộ phận nên thường được cấp trên quan tâm hơn.
Về chức vụ: Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt không lớn giữa sự hài
lòng về cấp trên với chức vụ, cụ thể là hầu hết các nhóm chức vụ đều có trên 70% nhân viên đánh giá từ trung bình trở lên đối với cấp trên của mình. Tuy nhiên, có những nhân viên vẫn không hài lòng với cấp trên của mình (22,22%), điều này có thể được giải thích là do các trưởng bộ phận, các giám sát đôi khi vẫn chưa thực sự quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhân viên cũng như chưa nắm bắt được hết tâm lý của họ.