5. Nội dung nghiên cứu
1.4 Giải thích các khái niệm trong mô hình và xây dựng thang đo
Dựa trên định nghĩa về các nhân tố và kế thừa thang đo sự thỏa mãn công việc của các tác giả Châu Văn Toàn (2009), Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2012) và Trần Thị Thơm (2012) tác giả đã xây dựng thang đo ban đầu cho nghiên cứu này như dưới đây:
Thu nhập:
Thu nhập là số tiền mà cá nhân đó có được từ việc làm công cho một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó. Thu nhập này không bao gồm các khoản thu nhập khi họ làm công việc khác (không liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức họ đang làm thuê).
Nhân tố Thu nhập được giải thích bởi 4 biến quan sát sau:
N1: Mức lương hiện nay của tôi là phù hợp với năng lực và đóng góp của tôi vào công ty.
N2: Tôi nhận được các khoản thưởng thỏa đáng từ hiệu quả làm việc của mình.
N3: Các khoản trợ cấp của công ty là hợp lý.
N4: Sự phân phối thu nhập (lương, thưởng và trợ cấp) hiện tại của công ty là công bằng.
Đào tạo và thăng tiến:
Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể.
Thăng tiến là việc di chuyển lên vị trí hoặc công việc quan trọng hơn trong một công ty. Trong đề tài này, đào tạo và thăng tiến được nhóm chung do đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng là thăng tiến hoặc nâng cao khả năng, hiệu quả làm việc của nhân viên.
Nhân tố Đào tạo và thăng tiến được giải thích bởi 4 biến quan sát sau:
N5: Tôi được đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình.
N6: Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên học tập.
N7: Các chương trình đào tạo của công ty hiện nay là tương đối tốt.
Đồng nghiệp:
Đồng nghiệp là những người cùng làm việc trong doanh nghiệp và thường xuyên trao đổi chia sẻ với nhau về công việc.
Nhân tố Đồng nghiệp được giải thích bởi 4 biến quan sát:
N9: Đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng.
N10: Tôi và đồng nghiệp có sự phối hợp làm việc tốt.
N11: Đồng nghiệp là người đáng tin cậy.
N12: Đồng nghiệp luôn hỗ trợ và cho tôi lời khuyên khi cần thiết.
Cấp trên:
Cấp trên là người ở vị trí cao hơn trong một công ty hay tổ chức. Trong đề tài này họ là những trưởng bộ phận, giám sát hay giám đốc.
Nhân tố Cấp trên được giải thích bởi 5 biến quan sát sau:
N13: Cấp trên luôn quan tâm, động viên và hỗ trợ tôi khi cần thiết.
N14: Cấp trên luôn lắng nghe và ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên.
N15: Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới.
N16: Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành.
N17: Tôi luôn tôn trọng cấp trên.
Phúc lợi:
Phúc lợi là những lợi ích mà một người có được từ công ty của mình ngoài khoản tiền mà người đó kiếm được.
Nhân tố Phúc lợi được giải thích bởi 7 biến quan sát:
N18: Công ty tuân thủ đầy đủ chính sách về BHXH và BHYT.
N19: Công ty có khoản trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.
N20: Công ty tạo điều kiện cho tôi được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu.
N21: Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch nghỉ dưỡng.
N23: Chính sách phúc lợi rõ ràng và luôn được thông báo để nhân viên biết.
N24: Các phúc lợi khác của công ty (đồng phục, cơm theo ca,…) đều tốt.
Đặc điểm công việc:
Theo như mô hình đặc điểm công việc của R.Hackman và G.Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến cho nhân viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau; nhân viên nắm rõ công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp; công việc đó cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất công việc của mình và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình; công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên đối với những gì nhân viên đã làm để rút kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra, để có được sự thỏa mãn nhân viên rất cần được làm công việc phù hợp với năng lực của họ [7, tr.14-15].
Nhân tố Đặc điểm công việc được giải thích bởi 6 biến quan sát:
N25: Tôi được sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau trong công việc.
N26: Tôi hiểu rõ công việc của mình.
N27: Công việc của tôi có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động của công ty.
N28: Tôi được quyền quyết định một số vấn đề trong công việc.
N29: Tôi nhận được sự phản hồi và góp ý của cấp trên về hiệu quả công việc.
N30: Công việc phù hợp với năng lực của tôi.
Điều kiện làm việc:
Điều kiện làm việc là tình trạng của nơi mà người lao động làm việc, là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp, sự an toàn thoái mái ở nơi làm việc, được trang bị thiết bị cần thiết cho công việc.
Nhân tố Điều kiện làm việc được giải thích bởi 5 biến quan sát:
N31: Nơi làm việc sạch sẽ, tiện nghi, an toàn và thoải mái.
N32: Trang thiết bị, máy móc đầy đủ cho công việc.
N33: Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để hoàn thành công việc.
N34: Thời gian làm việc hợp lý.
N35: Việc đánh giá thực hiện công việc được thực hiện khách quan, khoa học và công bằng.
Sự hài lòng công việc:
Sự hài lòng công việc là sự đánh giá của người lao động đối với những vấn đề liên quan đến việc thực hiện công việc của họ. Những vấn đề liên quan trong đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc: thu nhập, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, cấp trên, phúc lợi, đặc điểm công việc và điều kiện làm việc.
Thang đo Sự hài lòng công việc được giải thích bởi 8 biến quan sát:
N36: Tôi hài lòng với thu nhập hiện tại của tôi.
N37: Tôi hài lòng với công tác đào tạo và cơ chế thăng tiến ở công ty.
N38: Tôi hài lòng trong mối quan hệ với đồng nghiệp
N39: Tôi hài lòng trong mối quan hệ với cấp trên.
N40: Tôi hài lòng với chính sách phúc lợi của công ty.
N41: Tôi hài lòng với đặc điểm công việc của mình.
N42: Tôi hài lòng với điều kiện làm việc của công ty.
N43: Tóm lại, tôi hài lòng với công việc của mình