Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 41)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.2 Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố với sự hài lòng công việc nhờ vào việc phân tích tương quan biến và thông qua công cụ thống kê mô tả để biết được trong các nhân tố đó thì có những nhân tố nào chưa được nhân viên tại Khách sạn Starlet đánh giá cao để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hơn nữa sự hài lòng chung của nhân viên đối với công việc.

Bước nghiên cứu này được thực hiện thông qua khảo sát nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Starlet bằng bảng câu hỏi định lượng (xem Phụ lục 2). Đối tượng khảo sát trong bước nghiên cứu này là toàn bộ nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Starlet tính tới tháng 04 năm 2014. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2013. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, làm sạch và tiếp tục được phân tích thông qua các bước sau:

Mô tả mẫu nghiên cứu (Bảng phân phối tần suất): Việc mô tả mẫu giúp tác

giả hiểu hơn về mẫu nghiên cứu, biết được mẫu nghiên cứu được phân bố như thế nào khi được phân chia theo từng đặc điểm cá nhân: giới tính, độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, thu nhập bình quân hàng tháng và chức vụ.

Phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại Khách sạn Starlet (Thống kê mô tả): Mục đích của bước phân tích này là xác định

trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng chung đối với công việc của nhân viên tại Khách sạn Starlet thì nhân tố nào chưa được nhân viên đánh giá cao; từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, chính sách cụ thể để góp phần giúp các nhà

quản lý của Khách sạn Starlet quản lý nguồn nhân lực tốt hơn và nâng cao hơn nữa sự hài lòng công việc của nhân viên, giúp đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc.

Phân tích mối quan hệ giữa các biến (Phân tích tương quan): Mục đích

của bước phân tích này là đo lường và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố với sự hài lòng công việc. Kết quả của việc phân tích sẽ chỉ ra các nhân tố có quan hệ như thế nào với sự hài lòng công việc (quan hệ thuận hay nghịch, mức độ quan hệ ra sao).

Phạm Thành Thái (2012a) cho rằng: Trong phân tích số liệu và thống kê học, phân tích tương quan là một cách để đo lường mối liên quan giữa hai hay nhiều biến với nhau. Phân tích tương quan chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích các hệ số tương quan giữa các biến. Hệ số tương quan được ký hiệu là r, là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số.

Tính chất của hệ số tương quan:

 Hệ số tương quan có thể dương hoặc âm.

 Hệ số tương quan nằm từ -1 đến +1, nghĩa là: -1 ≤ r ≤ +1

 Bản chất của r là đối xứng, nghĩa là hệ số tương quan giữa hai biến X và Y(rXY) cũng bằng hệ số tương quan giữa Y và X (rYX).

 Nếu hai biến X và Y là độc lập theo quan điểm thống kê thì hệ số tương quan giữa chúng bằng 0; nhưng nếu r = 0, điều đó không có nghĩa là hai biến này độc lập. Nói cách khác, hệ số tương quan bằng 0 không ngụ ý là có tính độc lập.

 Hệ số tương quan r chỉ là đại lượng đo lường sự kết hợp tuyến tính hay là phụ thuộc tuyến tính; r không có nghĩa để mô tả quan hệ phi tuyến tính.

 Mặc dù r là đại lượng đo sự kết hợp tuyến tính giữa hai biến nhưng r không ngụ ý là có bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào.

Để nhận xét về hệ số tương quan ta phải nhận xét hai vấn đề: Độ mạnh của hệ số tương quan (dựa vào trị tuyệt đối của hệ số tương quan |r|) và chiều tương quan (dựa vào dấu của hệ số tương quan, dấu “+”_tương quan thuận hoặc “-“_tương quan nghịch) [5, tr.11].

Bảng 2.1: Bảng độ mạnh của hệ số tương quan

Trị số r Mức quan hệ của các đại lượng

|r| = 0 |r| = 1 0,0 <|r| < 0,3 0,3 ≤ |r|< 0,5 0,5 ≤ |r|< 0,7 0,7 ≤ |r|< 0,9 0,9 ≤ |r|< 1

Không tương quan

Tương quan tuyến tính chính xác/rõ ràng/hoàn hảo Mức độ tương quan yếu

Mức tương quan trung bình Mức tương quan tương đối chặt Mức tương quan chặt

Mức tương quan rất chặt

Trước đây, việc tính toán các hệ số tương quan giữa các biến là công việc khá khó khăn và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, ngày nay dựa vào các ứng dụng khác nhau như: Excel, SPSS, Eviews,…các nhà nghiên cứu đã xây dựng nên ma trận tương quan giữa tất cả các biến với những thao tác khá đơn giản. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng công cụ phân tích Excel để tiến hành phân tích và xây dựng ma trận tương quan giữa các biến trong nghiên cứu.

Ma trận tương quan này giúp tác giả biết được mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc “Sự hài lòng công việc” với từng biến độc lập (thu nhập, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, cấp trên, phúc lợi, đặc điểm công việc và điều kiện làm việc), cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Dựa vào kết quả, tác giả xem xét mối quan hệ giữa các biến với nhau để dự đoán sự ảnh hưởng của biến này đối với biến kia.

Phân tích sự hài lòng đối với từng nhân tố theo các đặc điểm cá nhân: Mục

đích của bước phân tích này là tìm hiểu xem giữa các nhóm đối tượng khác nhau thì sự hài lòng đối với từng nhân tố cụ thể có sự khác nhau không. Các nhóm đối tượng này sẽ được phân chia theo các đặc điểm cá nhân đó là: giới tính, độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, thu nhập bình quân hàng tháng và chức vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)