5. Nội dung nghiên cứu
3.2.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Trong phần này, tác giả sẽ xem xét mẫu nghiên cứu được phân bố như thế nào khi chia theo từng đặc điểm cá nhân: giới tính, độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, thu nhập bình quân hàng tháng và chức vụ (xem Phụ lục 3).
Về giới tính:
Đồ thị 3.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo Giới tính
51,72% 48,28%
Nam Nữ
Nhìn vào đồ thị 3.1 ta thấy: Trong tổng số 58 nhân viên tham gia trả lời bảng câu hỏi, có 30 nhân viên là nam chiếm 51,72% và 28 nhân viên là nữ chiếm 48,28%. Dữ liệu thu thập được có sự chênh lệch không lớn về giới tính, điều này cho thấy mặc dù không có sự chênh lệch nhiều về giới tính nhưng thực tế số lượng nhân viên nam vẫn nhiều hơn số lượng nhân viên nữ. Đây là điều phù hợp với đặc điểm công việc và tính chất công việc của ngành du lịch.
Về độ tuổi:
Bảng 3.4: Mô tả mẫu theo Độ tuổi
Độ tuổi Tần số (người) Tần suất (%)
Từ 18 - 25 15 25,86% Từ 26 - 35 30 51,72% Từ 36 - 45 11 18,97% Từ 46 -55 2 3,45% Trên 55 0 0,00% Tổng cộng 58 100,00%
Qua bảng phân phối 3.4 ta thấy: Trong tổng số 58 nhân viên tham gia trả lời phiếu câu hỏi thì mẫu nghiên cứu có sự phân bố về độ tuổi như sau:
Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi là độ tuổi chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong mẫu nghiên cứu với tổng số nhân viên là 15 người, chiếm 25,86%.
Độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi là độ tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất trong mẫu nghiên cứu với tổng số nhân viên là 30 người, chiếm 51,72%.
Độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi có 11 người, chiếm tỉ trọng cao thứ ba với tỉ trọng là 18,97%.
Độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi có 2 người, chiếm tỉ trọng cao thứ tư với mức tỉ trọng là 3,45%.
Độ tuổi trên 55 tuổi là độ tuổi có tỉ trọng thấp nhất với tỉ trọng là 0% vì hiện tại khách sạn không có nhân viên nào trên 55 tuổi.
Như vậy, nhìn chung tỉ lệ nhân viên ở hai nhóm tuổi từ 18 – 25 tuổi và từ 26 – 35 tuổi tham gia trả lời câu hỏi chiếm tỷ lệ cao (77,59%). Với mức tỷ lệ này cho thấy khách sạn có đội ngũ lao động khá trẻ. Có thể nói, đây là một lợi thế rất lớn cho khách sạn.
Về thâm niên làm việc:
Đồ thị 3.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo Thâm niên làm việc
Dựa vào đồ thị 3.2 ta thấy: Trong tổng số 58 nhân viên tham gia trả lời phiếu câu hỏi thì mẫu nghiên cứu có sự phân bố về thâm niên làm việc trong ngành như sau:
Thâm niên làm việc dưới 1 năm có 21 người, chiếm tỉ trọng 36,21%.
Thâm niên làm việc từ 1 đến dưới 5 năm có 31 người, chiếm tỉ trọng cao nhất trong mẫu nghiên cứu với tỉ trọng lên đến 53,45%.
Thâm niên làm việc từ 5 đến 10 năm có 5 người, chiếm 8,62%. 21 31 5 1 0 5 10 15 20 25 30 35
Dưới 1 năm Từ 1 - dưới 5 năm Từ 5 - dưới 10 năm
Trên 10 năm
Số người
Thâm niên làm việc trên 10 năm có 1 người, chiếm tỉ trọng thấp nhất trong mẫu nghiên cứu với tỉ trọng là 1,72%.
Nhìn chung tỉ lệ người tham gia trả lời khảo sát cho đề tài nghiên cứu này có thâm niên làm việc dưới 5 năm là rất cao (chiếm 89,66%). Với tỷ lệ này cho thấy kinh nghiệm làm việc của đội ngũ lao động trong khách sạn hiện nay vẫn còn thấp, đây là một hạn chế rất lớn cho khách sạn.
Về trình độ học vấn:
Bảng 3.5: Mô tả mẫu theo Trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tần số (người) Tần suất (%)
Phổ thông/Đào tạo nghề 12 20,69%
Trung cấp 6 10,34%
Cao đẳng 24 41,38%
Đại học/Sau đại học 16 27,59%
Tổng cộng 58 100,00%
Qua bảng phân bố 3.5 ta thấy: Trong tổng số 58 mẫu nghiên cứu thu thập được thì nhóm nhân viên có trình độ học vấn cao đẳng là nhóm nhân viên chiếm tỉ trọng cao nhất với tỉ trọng lên tới 41,38%; chiếm tỉ trọng cao thứ hai là nhóm nhân viên có trình độ học vấn đại học/sau đại học với tỉ trọng là 27,59% và cũng có tỉ trọng khá cao trong mẫu nghiên cứu đó là những nhân viên có trình độ phổ thông/đào tạo nghề với tỉ trọng là 20,69%. Nhìn chung, trình độ học vấn của nhân viên tại khách sạn khá cao, có tới gần 70% số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên. Điều này có được là do khi tuyển dụng khách sạn luôn có yêu cầu trình độ học vấn là từ cao đẳng trở lên, riêng một số vị trí đặc thù thì khách sạn yêu cầu là có chứng chỉ nghề ví dụ như: Đầu bếp, Chuyên viên Spa,… Đây là chính sách rất tốt mà khách sạn nên phát huy.
Về thu nhập bình quân hàng tháng:
Bảng 3.6: Mô tả mẫu theo Thu nhập bình quân hàng tháng Thu nhập bình quân hàng tháng Tần số (người) Tần suất (%)
Dưới 2 triệu đồng 5 8,62%
Từ 2 - dưới 4 triệu đồng 45 77,59%
Từ 4 - 6 triệu đồng 6 10,34%
Trên 6 triệu đồng 2 3,45%
Tổng cộng 58 100,00%
Từ bảng 3.6 có thể thấy, mức thu nhập chủ yếu của nhân viên tại Starlet là từ 2 – dưới 4 triệu đồng (77,59%). Trong khi đó, mức thu nhập cao nhất chỉ chiếm khoảng 3,45%. Điều này cho thấy, so với mặt bằng chung về thu nhập của các khách sạn 3 sao tại Nha Trang thì mức chi trả cho nhân viên của Khách sạn Starlet không có sự khác biệt. Song, để nhân viên an tâm làm việc và hơn thế nữa là gắn bó lâu dài với tổ chức thì ban lãnh đạo khách sạn nên có những chính sách tốt hơn về thu nhập cho nhân viên.
Về Chức vụ:
Đồ thị 3.3: Phân bố mẫu nghiên cứu theo Chức vụ
0 10 20 30 40 50
Trưởng bộ phận Giám sát Nhân viên
9
4
45
Số người
Qua đồ thị 3.3 ta thấy: Trong tổng số 58 nhân viên tham gia trả lời khảo sát thì có 9 người là trưởng bộ phận chiếm 15,52%, có 4 người là giám sát chiếm 6,90% và 45 người là nhân viên chiếm 77,59%. Nhìn chung, cơ cấu về chức vụ của khách sạn khá phù hợp với quy mô của mình.