Đối với “Cấp trên”

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 116)

5. Nội dung nghiên cứu

4.3.3Đối với “Cấp trên”

Cấp trên là nhân tố thứ ba được nhân viên tại khách sạn đánh giá là chưa thực sự hài lòng với mức độ hài lòng chỉ đạt 3,10 điểm, trong khi đây là một trong bốn nhân tố được dự đoán là có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng công việc. Do đó, ban lãnh đạo Starlet cần phải quan tâm và có những biện pháp thiết thực để cải thiện và nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng của nhân viên đối với cấp trên của mình. Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới mà ban lãnh đạo Starlet có thể xem xét đến đó là:

 Hỏi han, quan tâm mỗi nhân viên cấp dưới một cách chân thành.

 Đối xử công bằng với nhân viên.

 Không nên thể hiện uy quyền và gò bó cấp dưới, bởi sự khác biệt giữa cấp trên và cấp dưới chỉ là thứ cấp công việc, còn hai bên vẫn bình đẳng về nhân quyền.

 Cổ vũ khuyến khích cấp dưới, thường xuyên sử dụng ngôn từ mang ý khẳng định với công việc và năng lực của họ.

 Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc; lắng nghe ý kiến và phản hồi; tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới.

 Nếu cấp dưới liên tiếp phải tăng ca đêm, hãy chú ý đến sự an toàn và sức khỏe của họ.

 Thể hiện sự quan tâm cao độ khi cấp dưới bị ốm, căng thẳng, áp lực hoặc nghi ngờ công việc.

 Học cách biết ơn cấp dưới, động viên và khen thưởng kịp thời, đặc biệt về mặt tinh thần.

 Không nên than phiền trách móc liên tục năng lực cấp dưới, điều cần thiết là giúp họ nâng cao năng lực của mình.

 Người cấp trên có năng lực phải biết cách khuyến khích, cổ vũ cấp dưới và phát huy khả năng vốn có của họ.

 Ngăn chặn đàm tiếu và nói xấu cấp dưới.

 Kỹ năng phê bình cấp dưới: Bắt đầu từ sự tán thưởng và sự chân thành; gián tiếp phê bình, trước khi chỉ trích hãy nói đến trách nhiệm của mình; thay vì ra lệnh hãy dùng lời đề nghị, phê bình công việc chứ không phải con người; tuyệt đối không nhắc lại sai lầm đã phê bình và kết thúc trong sự bình đẳng, tôn trọng, hữu nghị.

 Rộng lượng với cấp dưới, dùng tấm lòng chân thành biết ơn sự cống hiến của họ.

 Bản thân là một người ở vị trí cao hơn các nhân viên khác cho nên cấp trên cũng cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để chứng tỏ cho nhân viên cấp dưới rằng mình xứng đáng là cấp trên của họ với năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt.

Khi mối quan hệ cấp trên – cấp dưới trong khách sạn tốt đẹp hơn sẽ góp phần tạo điều kiện cho cấp trên thuận tiện trong việc truyền đạt thông tin đến nhân viên và tiếp nhận thông tin từ phía nhân viên, góp phần làm cho công việc diễn ra trôi chảy hơn và nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại khách sạn Starlet - Nha Trang (Trang 116)