Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần thiết, đầu tiên và thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu, đang hoặc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh.Vì thị trường không phải là bất biến mà luôn biến động và thay đổi không ngừng. Mục đích của nghiên cứu thị trường là tìm được khách hàng mục tiêu của chính mình. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trong thời gian qua, sản phẩm của công ty đa tạo được một vị trí vững chắc, mang lại nhiều sự thành công cho Công ty trên thị trường của mình.
Tuy nhiên, từ khi thành lập, hoạt động kinh doanh TTYTS của Công ty đã trải qua hơn 14 năm tồn tại, trong những năm đó đã diễn ra những chuyển biến lớn lao trên thị trường. Một đòi hỏi chính đáng đặt ra là Công ty phải đi sâu nghiên cứu thị trường để đánh giá lại thị trường của mình. Do môi trường không ngừng biến động, vì vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt thông tin, có biện pháp kịp thời xử lý.
Để có nhưng thông tin cập nhật, công ty có thể tiến hành một số biện pháp sau: + Huấn luyện và kích thích những nhân viên bán hàng ở các thị trường ghi lại các sự kiện xảy ra và thông báo cho Công ty. Bởi lẽ các đại lý bán hàng là “tai mắt” của Công ty. Những đại lý bán hàng ở vị trí hết sức có lợi cho việc thu thập tin tức mà ta không thể có được ở bất kỳ phương pháp nào.
+ Khuyến khích khách hàng mua hàng, các nhân viên trong Công ty và các đồng minh khác thông báo cho Công ty những tin tức quan trọng. Công ty có thể cử ra những chuyên viên chuyên trách thu thập thông tin thường ngày ở bên ngoài.
+ Ngoài bộ phận bán hàng cần phải kiểm soát hầu hết mọi nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh như: phản ứng của đối thủ cạnh tranh, các chính sách quản lý của chính phủ… để doanh nghiệp có những phản ứng và ra những quyết định hành động kịp thời. Đây là những vấn đề nên giải quyết ngay. Trong thời đại ngày nay, ai nắm bắt được thông tin và xử lý nhanh, chính xác nhất thì sẽ nắm phần thắng trong tay.
+ Tổ chức lại cơ cấu nghiên cứu thị trường, đề cử những cán bộ có năng lực, năng động, nhạy bén với thị trường, có chuyên môn sâu rộng về sản phẩm TTYTS cũng như các kiến thức về kinh tế nói chung. Để theo dõi, thu thập, phân tích, đánh giá những thông tin về thị trường nhằm giúp ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp trong điều kiện thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có kế hoạch nhân sự cụ thể cho bộ phận nghiên cứu thị trường. Cần thiết phải có NVTT bám trụ hoặc nhân viên phải có thời gian đủ dài để tiếp cận thị trường, từ đó mới có thể nắm bắt được những thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, cách bố trí như vậy có thể giúp nhân viên có đủ thời gian để tạo được mối quan hệ thân thiết với các đại lý, từ đó có thể giúp họ ra hàng một cách tốt hơn và có thể thu thập được những thông tin cần thiết. Cụ thể:
Theo dõi những chính sách của Nhà nước có liên quan đến chính sách của công ty và của thị trường TTYTS.
Phân tích, đánh giá những xu thế thay đổi trong tập quán nuôi trồng thủy sản của người dân hiện nay. Những xu thế thay đổi này đang tạo ra những khả năng gì, thử thách gì cho sự phát triển của thị trường TTYTS của Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty vạch ra những nhiệm vụ cơ bản để đáp ứng xu thế đó.
Phân khúc khách hàng để từ đó tiến đến lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu của Công ty đến tâm trí khách hàng.
Nghiên cứu thị hiếu khách hàng để xác lập một cơ cấu sản phẩm phù hợp về số lượng, loại sản phẩm đang được khách hàng ưa chuộng.
Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Đánh giá được quy mô thị phần của các sản phẩm đang cạnh tranh với Công ty. Tìm hiểu xu thế phát triển của các đối thủ để có hướng đi đúng cho chiến lược kinh doanh của Công ty.
Tạo mối quan hệ tốt với các đại lý.
Đưa ra các đề xuất về chính sách Marketing cho Công ty.
Cung cấp các thông tin về kỹ năng nghiệp vụ cho các cửa hàng và đại lý của Công ty.
Phối hợp liên kết với các mạng lưới đại lý của Công ty trong tỉnh để nắm bắt được những thông tin cụ thể, chính xác ở từng khu vực.
Điều kiện cần có:
- Đủ nguồn nhân lực có kiến thức về thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin đã nhận được.
- Đủ nguồn tài chính để đầu tư thường xuyên cập nhật thông tin thị trường. - Sự phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban trong Công ty.
Kết quả mang lại:
- Cung cấp dữ liệu cho kế hoạch mua hàng của nhà cung ứng, kế hoạch bán hàng tại Công ty nhằm tăng cường khả năng thỏa mãn của khách hàng và giảm lượng hàng tồn kho hoặc nhập sản phẩm đã không còn thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu. - Có đối sách với các hành động của đối thủ cạnh tranh.
- Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.