2.3.3.1 Chính sách giá
Để đảm bảo chính sách giá cả là đúng đắn và phục vụ cho việc theo đuổi các mục tiêu, Công ty đã xác định cho mình các mục tiêu để hình thành giá cả như sau: Thứ nhất: định giá sao cho có thể trang trải toàn bộ phí tổn tạo nên sản phẩm và đạt được mức lợi nhuận tương đối.
Thứ hai: trên thị trường có rất nhiều đối thủ cũng sản xuất, kinh doanh mặt hàng TTYTS và hiện nay tình hình cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, nhu cầu khách hàng thường xuyên có những thay đổi, chính vì vậy, đảm bảo sự tồn tại là mục tiêu cơ bản.
Thứ ba: Công ty tiến hành đánh giá nhu cầu và chi phí cho các mức giá khác nhau và lựa chọn mức giá đảm bảo thu được lợi nhuận mong muốn.
Để đưa ra giá bán hợp lý cho các dòng sản phẩm của mình, Ban lãnh đạo Công ty luôn cân nhắc và đưa ra một giá cả không chỉ hợp lý với tình hình thị trường mà còn phải mang lại lợi ích cho các đại lý, và quan trọng hơn là kích thích được khách hàng, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ mặt hàng TTYTS của Long Sinh. Vì vậy, Công ty quy định cụ thể mức giá bán cho đại lý cấp I và mức giá bán lẻ dựa trên khoảng lãi phù hợp để có được một chính sách giá hợp lý nhất.
Theo từng năm thì Công ty TNHH Long Sinh đã có mức điều chỉnh giá phù hợp với từng thời điểm cụ thể. Do vậy, sau 3 năm đã có sự thay đổi về giá của các nhóm hàng. Đối với từng khu vực thị trường, chủ quản vùng, cũng như chủ quản bộ phận có sự điều chỉnh mức giá phù hợp và linh động cho từng đại lý, từng khu vực thị trường.
Bảng 2.5 Sự biến động về giá sản phẩm TTYTS thuộc nhóm men vi sinh ĐVT: đồng
Năm
Phân loại Tên hàng ĐVT
2009 2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) UNIZYME Gói 50.000 84.000 34.000 68,00 MICROZYME Gói 72.000 85.000 13.000 18,06 COMPOZYME Gói 234.000 267.000 33.000 14,10 NHÓM MEN VI SINH
COMPOZYME NEW Gói 137.000 162.000 25.000 18,25
Nguồn: Phòng quản lý kinh doanh công ty TNHH Long Sinh.
Nhìn chung, giá cả của các mặt hàng trong nhóm Men vi sinh đều biến động tăng lên qua hai năm: So với năm 2009, giá các mặt hàng tăng lên khá mạnh trong năm 2011. Cao nhất phải kể đến là Unizyme, với mức tăng đến 68% trong vòng hai năm. Trong khi đó, Compozyme là mặt hàng có tỷ lệ tăng giá thấp nhất, chỉ tăng 14,1%, tương đương tăng 33.000 đồng.
Bảng 2.6 Sự biến động về giá sản phẩm TTYTS thuộc nhóm Vitamin, chất phụ gia ĐVT: đồng
Năm
Phân loại Tên hàng ĐVT
2009 2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
SHRIMP FORCE 500GR Gói 108.300 130.000 21.700 20,04
LONG ALGAE Bình 40.100 64.000 23.900 59,60 Gói 70.200 93.200 23.000 32,76 LONG EFFECT C Lon 77.900 103.500 25.600 32,86 LONG AMINO Bình 87.800 102.500 14.700 16,74 LONGVI - C Gói 74.300 111.000 36.700 49,39
SHRIMP POWER 500GR Gói 283.800 331.000 47.200 16,63
SHRIMP POWER_ New Gói 150.200 181.000 30.800 20,51
NHÓM VITAMIN, CHẤT PHỤ GIA
WATER POWER
(ALADDIN) Bình 118.400 139.000 20.600 17,40
Ta thấy trong năm 2009 – 2011: giá cả của sản phẩm thuộc nhóm Vitamin, chất phụ gia đều tăng lên. Trong đó:
+ Giá mặt hàng Long Algae tăng 59,60%, biến động tăng cao nhất trong nhóm mặt hàng này, tiếp đến là Longvi - C tăng 49,39 %.
+ Sản phẩm Shrimp Power 500gr tăng giá thấp nhất, chỉ tăng 16,63% .
Nguyên nhân:
Thứ nhất: Sự tăng lên của giá cả ở nhiều mặt hàng TTYTS là do ảnh hưởng
của yếu tố lạm phát, làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá nhân công tăng lên. Do vậy, giá thành sản phẩm của năm sau cao hơn năm trước, và sau hai năm, giá cả tăng lên được nhìn thấy một cách rõ rệt ở hầu hết các mặt hàng. Sự tăng lên của TTYTS cũng do tình hình giá TTYTS trên thế giới tăng, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao (Do nguyên liệu của Công ty phục vụ sản xuất TTYTS hầu hết phải nhập từ nước ngoài chủ yếu từ thị trường Đài Loan, Hoa Kì…), điều này làm cho khả năng cạnh tranh của mặt hàng TTYTS của Long Sinh giảm đi.
Thứ hai: Nhu cầu của người dân đối với những sản phẩm thuộc nhóm
vitamin của Công ty rất cao vì khi tới vụ nuôi thả thủy sản mới, người dân cần nhiều sản phẩm vitamin để bổ sung thêm vitamin cho các loại thủy sản, tăng sức đề kháng, chống bệnh tật cho tôm. Bên cạnh đó, các sản phẩm thuộc nhóm men vi sinh cũng được người dân ưa chuộng vì nó có thể giúp cho thủy sản có môi trường sống tốt hơn, chống bệnh, hỗ trợ tiêu hóa, tạo môi trường sống sạch sẽ cho thủy sản. Chính những điều này đã làm cho giá cả của hai nhóm hàng trên tăng lên khá nhiều trong những năm qua.
Mặc dù Công ty TNHH Long Sinh luôn cố gắng để đưa ra một mức giá bán hợp lý nhất, đảm bảo mang lại lợi nhuận mong muốn cho công ty, mang lại lợi ích cho các đại lý và quan trọng hơn là hợp với túi tiền và nhu cầu của người dân. Nhưng chính sách giá của Công ty đưa ra được khách hàng đánh giá như thế nào? Đó cũng là một vấn đề Công ty quan tâm để có những điều chỉnh hợp lý hơn. Sau đây là những khảo sát ý kiến của khách hàng về giá bán của sản phẩm để từ đó có những điều chỉnh hợp lý.
Bảng 2.7 Mức độ đánh giá về giá bán sản phẩm TTYTS của Công ty tại một số đại lý năm 2011.
Mức độ đánh giá về giá bán sản phẩm của Công ty
Cao Khá cao Bình thường Thấp
Thị trường Số đại lý Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Miền Tây 25 5 20.0 12 48.0 6 24.0 2 8.0 Miền Trung 50 12 24.0 28 56.0 7 14.0 3 6.0 Miền Bắc 10 0 0.0 3 30.0 5 50.0 2 20.0 Tổng 85 17 20.0 43 50.6 18 21.2 7 8.2
Nguồn: phòng Marketing Công ty TNHH Long Sinh.
20% 50,6% 21.2% 8.2% Cao Khá cao Bình thường Thấp
Trong tổng số đại lý tiến hành điều tra ý kiến về giá cả sản phẩm TTYTS thì có: 20% các đại lý cho rằng sản phẩm có giá cao, 50,6% đại lý cho rằng giá khá cao, còn lại 21,2% đại lý cho rằng giá bình thường và 8,2% cho rằng giá như vậy là thấp.
Miền Trung là nơi có số lượng đại lý của Công ty nhiều nhất nước ta, vậy mà có đến 80% đại lý đánh giá là giá bán của Công ty ở mức cao và khá cao. Chỉ có 20% trong số đại lý tại miền Trung là đánh giá giá bán của Công ty ở mức bình thường và thấp.
Qua đây có thể thấy rằng giá sản phẩm TTYTS của Công ty Long Sinh được khách hàng đánh giá là tương đối cao. Đồng thời, trong kết quả điều tra của phòng Marketing tại Công ty TNHH Long Sinh về giá sản phẩm TTYTS năm 2011 do Công ty sản xuất so với giá của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu thì thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8 Bảng so sánh giá sản phẩm TTYTS của các đối thủ chính với giá sản phẩm của Công ty năm 2011.
So sánh với giá sản phẩm của Công ty
Miền Trung Miền Tây Miền Bắc
Tên đối thủ chính Cao hơn Thấp hơn Cao hơn Thấp hơn Cao hơn Thấp hơn 1. Bio - 7% - 10% - 3% 2. K&H - 4% - 7% - 2%
3. Sitto Việt Nam - 6% - 8% 3% -
4. ANOVA 3% - - 5% 2% -
5. Nam Long 5% - - 5% 4% -
Nguồn: phòng Marketing Công ty TNHH Long Sinh. Tại miền Trung thì giá bán của Công ty còn cao hơn 3 đối thủ chính, từ 4% đến 7%, chỉ thấp hơn 2 đối thủ là Anova và Nam Long. Do đó, Công ty cần có những động thái cần thiết để cải thiện tình hình này, giảm các khoản chi phí để giảm giá thành, như vậy Công ty có thể tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhận xét chung:
Qua sự phân tích trên ta nhận thấy rằng chính sách giá đóng vai trò khá quan trọng. Giá cả và chính sách bán hàng của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến phát triển thị trường. Qua phân tích nội bộ công ty Long Sinh, thì thấy nguyên nhân chính dẫn đến việc mất thị trường nghiêm trọng từ những năm trước đó là do giá cả và chính sách bán hàng của công ty không nắm bắt được tình hình biến động của thị trường. Giá cả của các sản phẩm TTYTS của Công ty còn khá cao, mặc dù công
ty có doanh số tăng lên đáng kể trong năm 2011 của ngành hàng TTYTS. Tuy nhiên, lượng tăng doanh số vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của Công ty. Cho nên Công ty cần có phương án giải quyết vấn đề này nhanh chóng trong thời gian tới để giữ vững và phát triển thị trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của công ty.
2.3.3.2 Chính sách sản phẩm TTYTS 2.3.3.2.1 Sơ lược về TTYTS: 2.3.3.2.1 Sơ lược về TTYTS:
Từ hơn một trăm năm qua, việc nghiên cứu TTYTS cũng như công tác nghiên cứu bệnh động vật thủy sản đã phát triển cùng ngành NTTS trên thế giới. Tuy nhiên, do ngành NTTS trên thế giới chưa phát triển cộng thêm các kinh nghiệm dân gian để phòng trị bệnh cho đến các nghiên cứu về bệnh cho động vật thủy sản đều thiếu khoa học kiểm chứng, nên ngành TTYTS thời kỳ thế kỷ 19 ít phát triển. Đầu thế kỷ 20, các quốc gia Âu Mỹ bắt đầu nghiên cứu TTYTS do dịch bệnh động vật thủy sản bắt đầu xảy ra và lây lan mạnh.
Thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường NTTS, vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản (sau đây gọi tắt là TTYTS), gồm có 8 công dụng chính : trị bệnh; phòng bệnh; diệt trừ và khống chế dịch bệnh; cải thiện môi trường nuôi trồng; nâng cao sức khỏe; nâng cao khả năng kháng bệnh; xúc tiến tăng trưởng và chẩn đoán. Phạm vi sử dụng TTYTS chỉ trong NTTS, không bao gồm các chất sử dụng trong chế biến và khai thác thủy hải sản.
Mục đích sử dụng TTYTS là nhằm đảm bảo và đạt được hiệu quả NTTS, nâng cao sản lượng và giá trị thủy sản. TTYTS hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong NTTS. Những chất hoặc hợp chất được dùng trong NTTS ở Việt Nam cũng như trên thế giới thường ở dạng: thuốc diệt nấm (antifoulants), thuốc khử trùng (disinfectants), thuốc diệt tảo (algicides), thuốc trừ cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides), thuốc diệt ký sinh trùng (parasiticides), thuốc diệt khuẩn (antibacterials), chế phẩm sinh học (probiotics), thuốc diệt cá tạp chế biến từ bã trà (saponin), vitamin, khoáng chất, và hiện nay một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang đưa thảo dược vào sử dụng nhằm thay thế một số chất trên.
2.3.3.2.2 Phân loại TTYTS
TTYTS được phân ra ba nhóm chính sau:
a/ Thuốc thú y thủy sản : là những chất, hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động
vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất và các chế phẩm từ chúng được dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện, các chức năng của cơ thể động vật thủy sản bao gồm: dược phẩm, hóa chất, vắcxin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản.
b/ Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường NTTS: là những chất, hoặc hợp chất có
nguồn gốc từ, khoáng chất, hóa chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh pH, độ kiềm, oxy hòa tan, các chất hữu cơ, gây hoặc ức chế tảo hoặc đưa vào môi trường NTTS với mục đích khác với tính năng tác dụng của thuốc thú y.
c/ Vi sinh vật dùng trong thú y thủy sản: là loài vi khuẩn, xạ khuẩn, vi rút,
đơn bào ký sinh, nấm mốc, nấm men và một số loài vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật thủy sản, nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm và kiểm nghiệm TTYTS.
2.3.3.2.3 Chất lượng của TTYTS:
Trong thời gian gần đây, các nươc Châu Âu, Mỹ, Nhật ngày càng gia tăng danh mục các chất cấm trong hoạt động thủy sản và kiểm tra ngày càng gay gắt hơn. Công ty phải liên tục thay đổi liều lượng những thành phần các chất trong sản phẩm của mình, đặt biệt là các sản phẩm TTYTS. Hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sản xuất ra để xuất khẩu, trước tình hình ngày càng căng thẳng trong hoạt động kiểm tra dư lượng chất kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản, ngành thủy sản đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy vậy, thấy được tình hình đó, Công ty càng tăng cường hơn nữa hoạt động quản trị chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm của Công ty không có những chất làm cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị ảnh hưởng dư lượng các chất cấm sử dụng.
Công ty TNHH Long Sinh luôn lấy tiêu chí “chất lượng” là tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh cho tất cả các sản phẩm ở từng nhóm hàng. TTYTS là một trong số đó. Cho nên, chất lượng cao luôn là tiêu chí hàng đầu trong sản xuất đối với các sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của Công ty khá ổn định trong thời gian qua, phần lớn là vì công tác kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến suốt quá trình sản xuất. Trong những năm vừa qua, sản phẩm TTYTS của Công ty vinh dự được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và công ty đã được trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005, 2006, 2010 do người tiêu dùng bình chọn đã nói lên thành quả đáng kể của Công ty nói chung và phân xưởng sản xuất TTYTS nói riêng.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm TTYTS tại công ty Long Sinh:
Sản phẩm của phân xưởng thực hiện công tác quản lý chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn ngành. Việc kiểm tra kiểm soát các chất hóa học khi sử dụng để sản xuất sản phẩm TTYTS một cách chặt chẽ là điều rất quan trọng khi mà Bộ NN&PTNT liên tục có những quy định nghiêm ngặt về các chất sử dụng trong hoạt động sản xuất TTYTS.
Dưới đây là các chất cấm sử dụng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT – BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Bộ NN&PTNT)
Bảng 2.9 Bảng một số chất cấm sử dụng trong TTYTS
STT Nhóm Chất Yêu cầu
1 Kháng sinh Chloramphenicol Không có
2 Kháng sinh Furazolidone Không có
3 Vi khuẩn gây bệnh Salmonella Không có 4 Nấm mốc độc Aspergilus flavus Không có
5 Độc tố Aflatoxin Không có
Hầu hết các sản phẩm của công ty đều được Cục quản lý chất lượng An toàn vệ sinh Thú y thủy sản chứng nhận. Các sản phẩm của công ty đều nằm trong danh
mục TTYTS được phép lưu hành (được ban hành kèm theo thông tư số 69/2010/TT – BNNPTNT ngày 06/12/2010)
Ngoài ra, Công ty Long Sinh còn tiến hành kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm bằng phương pháp lấy mẫu thử. Hoạt động này do phòng KCS trực tiếp thực hiện. Tất cả các sản phẩm của Công ty đều tuân thủ đầy đủ những quy định của các phương pháp kiểm tra chất lượng của Việt Nam.
Hàng năm, Công ty cử những cán bộ kỹ thuật tham gia những lớp tập huấn về chất lượng sản phẩm. Sau khi đi học về, những cán bộ kỹ thuật này sẽ hướng dẫn cụ thể lại cho công nhân, đội ngũ công nhân luôn cập nhật được những thông tin mới nhất về các tiêu chuẩn chất lượng và xu hướng thực hiện tốt các tiêu chuẩn này. Còn đối với phòng kỹ thuật thì luôn kiểm tra chặt chẽ, chính xác những thông số trên toàn dây chuyền sản xuất, thực hiện phân tích các mẫu nguyên liệu, phân xưởng sản xuất thực hiện một cách triệt để theo quy trình công nghệ vệ sinh công nghiệp.
Hiện nay, công ty đã phát hành bảng công bố chất lượng cho tất cả các sản