Những điểm hạn chế trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh (Trang 106)

TNHH Long Sinh:

Ngày nay, trong kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, trong đó kinh doanh TTYTS không phải là một trường hợp ngoại lệ. Hiện nay, có đến hàng nghìn công ty lớn nhỏ chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng TTYTS, do đó có thể thấy được rằng công ty Long Sinh hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn từ vấn đề cạnh tranh. Cụ thể, những đối thủ cạnh tranh tìm mọi cách để mở rộng thị trường và lôi kéo khách hàng do đó tung ra những chính sách khuyến mại cực kỳ hấp dẫn, chính sách chiết khấu cao, và thường xuyên tổ chức những chương trình hội thảo, hội nghị khách hàng, điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình tiêu thụ của Công ty Long Sinh. Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt và một số trường hợp cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến tình trạng lôi kéo nhân viên từ Công ty, hoặc nói xấu Long Sinh, điều này cũng một phần ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và thương hiệu của Công ty Long Sinh.

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt thì Công ty cũng đang gặp phải một số vấn đề về công tác nghiên cứu thị trường. Tại Long Sinh, tuy công tác nghiên cứu thị trường hiện nay đang được chú trọng, nhưng vẫn chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mà vẫn còn nhiều chồng chéo. Tình trạng nhân viên còn thiếu nhiều kỹ năng để thâm nhập thị trường, cộng với việc đảm nhiệm cùng lúc nhiều bộ phận, nhiều thị trường trong một khoảng thời gian ngắn đã gây nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và nắm bắt được những thông tin cần thiết.

Về vấn đề sản phẩm, hầu hết các sản phẩm của Long Sinh đều được đánh giá cao, có chất lượng tốt, ngày càng đa dạng hơn tuy nhiên về chất lượng một số sản phẩm vẫn chưa làm hài lòng khách hàng. Tại thị trường Khánh Hòa, xuất hiện nhiều sản phẩm của đối thủ có cùng công dụng với sản phẩm Long Sinh như: sản phẩm của công ty KH, Thiên Phong, Nam Việt, BIO, Bayer, Anova, 5 Way, Diên Khánh. Đối thủ trực tiếp của Công ty – Long Hiệp cũng đã có đại lý cấp 1 tại thị trường này. Vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp đầu tư nghiên cứu, thay thế một số máy

móc thiết bị và thay đổi về công nghệ sản xuất để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty.

Về giá cả: hầu hết các sản phẩm Long Sinh được các đại lý đánh giá là cao hơn các công ty khác trong khi chất lượng sản phẩm thì tương đương, điều này đã làm cho người dân chuyển đổi sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thay vì dùng sản phẩm của Long Sinh, làm cho lượng tiêu thụ một số mặt hàng của Công ty bị giảm sút.

Về hệ thống phân phối: tại thị trường Khánh Hòa, Công ty có hệ thống phân phối khá rộng trong lĩnh vực kinh doanh TTYTS, nhưng chỉ có một đại lý cấp I là đại lý Hồng Nhận (Vạn Giã – Vạn Ninh – Khánh Hòa), và ở một số huyện khác hiện vẫn chưa có đại lý cấp I chính thức của Công ty, gây khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa tới các đại lý và người dân. Bên cạnh đó, sự quản lý các đại lý phân phối trong kênh còn chưa thực sự chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng các đại lý trong kênh tranh giành khách hàng bằng nhiều hình thức lẫn nhau, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến DTTT của công ty.

Về các công cụ đẩy mạnh tiêu thụ: Công ty chưa có chương trình riêng cho các đại lý cấp II để kích thích nhận hàng của Long Sinh mà chỉ có các chương trình khuyến mại, chiết khấu cho đại lý cấp I. Bên cạnh đó, theo như đánh giá của một số đại lý, các chương trình quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu… của công ty chưa thu hút được khách hàng như của các đối thủ cạnh tranh.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TTYTS TẠI CÔNG TY TNHH LONG SINH

Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược chung của công ty. Để thực hiện những mục tiêu mà công ty đề ra xuất phát từ thực trạng của công ty. Em đưa ra một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm như sau:

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh (Trang 106)