Quan hệ công chúng (Public Relation – PR)

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh (Trang 38)

Khái niệm: Quan hệ công chúng là việc một cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác. Cũng có thể hiểu PR là tạo mối liên hệ ảnh hưởng đối với môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

Công chúng theo nghĩa đối tượng trọng tâm ảnh hưởng đến doanh nghiệp:

Khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Cơ quan truyền thông và báo chí (các đài truyền hình, báo viết, đài phát thanh, báo điện tử…)

Chính quyền (chính phủ, UBND tỉnh, quận, huyện, sở, bộ…) Dân chúng trong khu vực.

Các đoàn thể (công đoàn, đảng phái, đoàn…) Hội bảo vệ người tiêu dùng…

Cổ đông của doanh nghiệp. Cán bộ, nhân viên doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân, những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. Tùy vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội hoặc nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ…Tất cả các hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bật và rộng khắp về bản thân tổ chức

hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ.

PR bao gồm các công cụ được viết tắt bằng các chữ cái đầu tiên là PENCILS tức là: P(publications) = Các nhà xuất bản (Các tập san của công ty, các báo cáo năm, các tập sách nhỏ bổ ích cho khách hàng,…); E(events) = Các sự kiện (Các hoạt động tài trợ thể thao, các sự kiện nghệ thuật hay các cuộc trưng bày hàng hóa…); N(news) = Tin tức (Các câu chuyện có lợi cho công ty, cho nhân viên và sản phẩm của công ty…); C(community involvement activities) = Các hoạt động liên quan đến cộng đồng (Các đóng góp về thời gian và tiền cho các nhu cầu của cộng đồng…); I(indentity activity) = Các phương tiện nhận diện (Văn phòng phẩm, danh thiếp, quy định về ăn mặc trong công ty…); L(lobbying activity) = Hoạt động hành lang (Những nổ lực gây sự ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối với một dư luận, hoặc quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty); S(Social responsibility activities) = Các hoạt động xã hội (Tạo dựng uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm xã hội)

Tóm lại: Hầu hết các chi phí cho PR đều là khoản đầu tư vững chắc nhằm

tạo ra và chuyển đến thị trường mục tiêu hình ảnh tích cực của công ty. Qua đó, ta thấy PR là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của Công ty TNHH Long Sinh (Trang 38)